Q9A1-THANGLONG-UNIVERSITY
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Q9A1-THANGLONG-UNIVERSITY

ÁO XƯA DÙ NHÀU, CŨNG XIN BẠC ĐẦU GỌI MÃI TÊN NHAU !!!
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Nếu mai này Mẹ hiền có mất đi.... như đóa hoa không mặt trời... như trẻ thơ không nụ cười... ngỡ đời mình không lớn khôn thêm... như bầu trời thiếu ánh sao đêm......!!!

 

 CHUYEN KHO TIN NHUNG CO THAT

Go down 
Tác giảThông điệp
Story1
Khách viếng thăm
Anonymous



CHUYEN KHO TIN NHUNG CO THAT Empty
Bài gửiTiêu đề: CHUYEN KHO TIN NHUNG CO THAT   CHUYEN KHO TIN NHUNG CO THAT Icon_minitimeThu Dec 08, 2011 5:14 pm



CHUYEN KHO TIN NHUNG CO THAT- AN NINH THE GIOI CUOI THANG


[size=18]


Tôi có một người vợ vĩ đại
10:30, 29/02/2008



Trước khi Lệ mất, phút lâm chung, thấy nước mắt của Lệ cứ chảy giàn giụa không thôi, vợ tôi đã cúi xuống thì thầm với Lệ rằng: "Em ơi, cứ yên tâm mà nhắm mắt. Thằng Phúc đã có chị lo, thằng Phúc là giọt máu của chồng chị. .Chị biết hết cả, biết từ ngày em bỏ quê ra đi...".

Thưa quý báo!

Xuân Mậu Tý này, gia đình chúng tôi có một sự kiện rất trọng đại, con cháu tề tựu đông đủ vào dịp này để mừng cho vợ chồng tôi năm nay lên thượng thọ. Vợ chồng tôi đều bước sang tuổi 80. Nhân dịp này, tôi quyết định kể cho cả đại gia đình con cháu dâu rể một câu chuyện bí mật mà vợ chồng tôi giữ kín với các con bấy lâu nay.

Một câu chuyện riêng tư chỉ mình vợ chồng tôi biết định bụng sống để dạ, chết mang theo. Nhưng thú thật, bây giờ cả hai vợ chồng tôi coi như xuân này làm đám cưới kim cương rồi và tôi muốn viết ra nếu được đăng báo thì đây là món quà để tặng vợ tôi trong lễ cưới kim cương này.

Chuyện xảy ra cách đây cũng mấy chục năm rồi. Lúc đó, tôi là bộ đội phục viên về làm công tác kiểm lâm trên huyện. Vợ tôi là một cô giáo dạy học cấp 1 ở trường làng, có một người bạn gái tên là Lệ, ít hơn 10 tuổi, là cán bộ nông nghiệp ở xã. Vợ tôi coi Lệ như chị em, thân nhau như người cùng một nhà. Những năm tháng ấy, chồng Lệ và tôi đều đi công tác ở chiến trường xa, vợ tôi và Lệ thường qua lại thăm nom và chăm sóc nhau, giúp đỡ nhau chân tình. Số phận của Lệ khá bất hạnh.

Lệ lấy chồng, chưa kịp có mụn con thì chồng đi chiến trường biền biệt. Chờ đợi chồng 10 năm để rồi nhận được giấy báo tử của chồng. Từ bấy trở đi, Lệ sống trong âm thầm, không đi bước nữa. Ngày tôi phục viên về nhà, trong bữa cơm liên hoan gia đình, Lệ đã có mặt như một thành viên trong gia đình để cùng giúp vợ tôi tổ chức cơm nước mời bà con làng xóm. Cuộc sống cứ như thế trôi đi, tôi và vợ tôi trước khi nhập ngũ đã có với nhau 3 đứa con, sau này khi rời quân ngũ về, tuổi vợ tôi cũng đã cao, ngoài ba mươi nên chúng tôi không sinh thêm đứa con nào nữa.

Việc đi lại của Lệ trong gia đình tôi đã làm nảy sinh một chuyện vô cùng khó nói. Không biết có phải vì một chút yếu mềm không, hay vì thương cho hoàn cảnh của Lệ mà tôi đã đem lòng yêu Lệ lúc nào không hay. Việc tôi có tình cảm với Lệ không phải do đã chán vợ, hay cuộc sống riêng của tôi không bằng an. Tôi đã yêu Lệ mà không lý giải nổi vì sao ông trời lại đưa chúng tôi vào hoàn cảnh trớ trêu này. Lúc đầu Lệ cũng trốn tránh tình cảm của tôi vì cảm thấy có tội với vợ tôi, nhưng tình cảm giữa đàn ông và đàn bà là một thứ tình ái ma lực mà không một ai trong cuộc đủ sức để cưỡng lại được.

Chúng tôi lén lút yêu nhau, lén lút gặp gỡ nhau. Lúc đó tôi chỉ có thể lấy lý do để biện hộ cho hành động tội lỗi của mình là tôi làm thế vì thương Lệ và muốn bù đắp cho Lệ phần thiệt thòi. Thế rồi Lệ có thai, điều mà cô ấy vô cùng ao ước. Lệ nói rằng chỉ xin tôi một đứa con rồi sẽ đi làm ăn xa, đi biệt tăm biệt tích khỏi nơi đây để tránh tai tiếng cho cả tôi và Lệ, và cũng là để giữ gìn hạnh phúc cho vợ chồng tôi.

Thế rồi mang trong người mầm thai đã ba tháng, Lệ quyết định bỏ đi biệt xứ. Trước khi đi, Lệ có lên nhà tôi để từ biệt vợ chồng tôi. Không ai có thể hiểu được hoàn cảnh trớ trêu chua xót của tôi lúc ấy. Một thằng đàn ông đã lừa dối vợ, phản bội vợ để ngủ cùng với cô bạn gái thân nhất của vợ. Đến khi cô ấy có thai, buộc lòng phải ra đi vì bảo toàn danh dự cho tôi, trong lòng tôi đau đớn đến không thể nào tả nổi.

Một người lính vào sinh ra tử, không sợ cái chết, thế mà vì một phút mềm lòng đã trở nên hèn mạt và đáng giận bao nhiêu. Chao ôi, phút giây chia tay đau xé lòng mình. Vợ tôi không hay biết chuyện gì cả. Cô ấy đã thuyết phục Lệ đừng bỏ quê ra đi, thân cô thế cô rồi biết xoay xở ra sao để sống. Hôm ấy ngồi với vợ tôi, Lệ chỉ một mực cúi đầu khóc mà không nói năng được câu gì.

Mặc cho vợ tôi khuyên giải, sáng sớm hôm sau, Lệ vẫn nhất quyết ra đi. Sau khi đi dạy về, lên nhà tập thể để tìm Lệ, biết cô ấy đã bỏ quê đi thật, vợ tôi nước mắt nước mũi ròng ròng chạy về nhà giục tôi chở cô ấy lên bến xe tìm Lệ để đưa cô ấy trở về. Tôi không thể làm theo lời vợ được. Một mình vợ tôi tong tả đạp xe đi tìm Lệ, nước mắt nước mũi rơi lã chã. Đến trưa đứng bóng, vợ tôi mới về, đầu tóc mặt mũi phờ phạc. Vợ tôi cho hay cô ấy đã đi chuyến xe sớm lên Tây Bắc. Công việc đứng lớp không cho vợ tôi có thời gian để đi tìm người bạn thân thiết của cô ấy.

Bốn tháng sau, đến kỳ nghỉ hè, vợ tôi nhất quyết nói với tôi rằng cô ấy sẽ đi tìm Lệ để đưa Lệ về nhà. Đêm trước khi quyết định đi tìm bạn, vợ tôi nằm bên tôi thủ thỉ: "Anh ơi, hoàn cảnh cái Lệ khổ lắm, chắc hẳn nó cũng có những nỗi khổ riêng không giãi bày được với ai nên mới tìm cách bỏ quê xa xứ như vậy. Em phải đi tìm bằng được Lệ, đưa Lệ về nhà mình. Nhà Lệ không còn một ai, mồ côi cha mẹ từ bé, Lệ sống thiếu thốn tình cảm, đưa Lệ về sống trong nhà mình cho có chị có em, thêm người thêm bát đũa cũng vui anh à".

Đêm đó tôi nằm im lặng mà không nói được gì với vợ. Trong lòng tôi dâng lên một nỗi xót xa bóp nghẹt trái tim. Tôi đã làm gì với hai người đàn bà của tôi như thế này, tại sao tôi lại lừa dối vợ, phản bội người vợ nhất mực thủy chung, hiền thảo của tôi. Tại sao tôi lại làm khổ thêm một người nữa là Lệ để giờ đây cuộc sống của tôi rơi vào vực xoáy đau đớn đến thế này. Vợ tôi bàn bạc với tôi đi cùng cô ấy để tìm Lệ về. Tôi đã hèn hạ khi một mực từ chối và viện đủ mọi lý do để không đi cùng vợ.

Tôi nói với vợ: "Em hãy để cho Lệ có cuộc sống riêng, đừng can dự quá sâu vào cuộc đời của cô ấy". Vợ tôi nằm ôm tôi rấm rứt khóc. Tôi đã lạnh hết cả người khi nghe vợ nói: "Anh ơi, anh có biết vì sao cái Lệ phải bỏ quê ra đi không. Nó có thai rồi, nó muốn giữ đứa con cho mình sau này về già đỡ khổ. Nó đi vì không muốn một ai ở quê biết chuyện. Em thương Lệ lắm, bụng mang dạ chửa không có bà con họ hàng bên cạnh, nó sinh nở làm sao, xoay xở ra sao để sống được chứ. Mặc kệ anh không đi tìm Lệ để đưa nó về thì em đi một mình vậy".

Chuyến đi của vợ tôi kéo dài 10 ngày. Mười ngày hôm sau, vợ tôi trở về nhà cùng với Lệ lúc này bụng đã vượt mặt. Nhìn cô ấy xanh xao, gương mặt vàng bủng vì những cơn sốt rét do thay đổi chỗ ở và khí hậu miền núi, tôi đã phải quay đi giấu nước mắt. Lệ nói với tôi: "Chị Thương lên tìm em và bắt em trở về. Nếu em không chịu về, chị ấy nhất quyết ở lại để chăm sóc em lúc em sinh nở. Em không còn biết làm gì nữa, thôi đành tuân theo số phận vậy. Em chỉ xin anh đừng để chị biết chuyện, đừng để chị phải đau lòng. Em mang tội lớn với anh chị".

Cuộc sống nội tâm của tôi kể từ ngày Lệ trở về vô cùng phức tạp và giằng xé. Trái với những giày vò đau đớn vì mặc cảm tội lỗi, tình yêu thương đối với Lệ lại bùng phát dữ dội làm cho tôi sống trong trạng thái mất cân bằng. Vợ tôi không hay biết những gì đang diễn ra trong chồng mình và người bạn gái thân, cô ấy vui vẻ ra mặt, lúc nào cũng tíu tít cười đùa và đi chợ sắm sửa cho Lệ tất cả mọi thứ cần thiết để chuẩn bị sinh nở. Ngày Lệ sinh em bé, đưa hai mẹ con về nhà, một tay vợ tôi chăm sóc cho mẹ con Lệ.

Khi thằng Phúc, con của tôi và Lệ tròn 1 tháng tuổi, vợ tôi tổ chức mâm cơm cúng tổ tiên ông bà và thưa với họ hàng xin phép cho thằng Phúc được mang họ tôi và là con nuôi của vợ chồng tôi. Lúc này các con của tôi cũng đã lớn, các cháu rất thương cô Lệ và em Phúc, và xem hai mẹ con là những thành viên ruột thịt trong nhà.

Cuộc sống gia đình êm ả cứ thế trôi đi, thằng Phúc mỗi ngày một lớn, cho đến một ngày, trong một đêm thao thức, vợ tôi nói với tôi một chuyện hệ trọng: "Anh ạ, em thấy thương Lệ lắm, tuổi xuân đang phơi phới mà chẳng chịu đi bước nữa. Hay là anh coi Lệ như em có được không, để cho Lệ cũng được hưởng những tình cảm mà nó thiếu thốn. Anh đừng lo, em không ghen gì đâu, em có tất cả, gia đình đề huề hạnh phúc, Lệ chỉ có mỗi đứa con. Đàn bà ở tuổi của Lệ mà không có hơi ấm của đàn ông rồi cũng dễ héo mòn đi. Thôi anh cứ xem như em cưới Lệ về làm bà hai cho anh vậy. Em thương Lệ lắm, muốn san sẻ tình cảm cho Lệ, chỉ mong anh chấp nhận".

Tôi bàng hoàng trước lời đề nghị của vợ tôi. Và số phận cứ thế như một sự sắp đặt kỳ lạ. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, không một ai biết một cách rõ ràng rằng cuộc sống của tôi có hai người đàn bà cùng song song tồn tại với tư cách là vợ. Những năm tháng đó, cuộc sống sinh hoạt giữa tôi và vợ tôi hầu như rất thưa thớt vì vợ tôi cũng đã ngoài 50 tuổi, nhu cầu không còn nhiều.

Cuối cùng vợ tôi đã từ chối hẳn tôi, thay vào đó là sự vun vén cho tôi và Lệ. Chúng tôi đã có thêm được 10 năm hạnh phúc. Cuộc đời Lệ thật bất hạnh, căn bệnh ung thư quái ác đã ập đến và mang Lệ đi rất nhanh. Từ khi phát bệnh cho đến khi Lệ mất vừa tròn 30 ngày.

Ngày Lệ mất, cả tôi và vợ tôi vô cùng đau khổ, vợ tôi ngất lên ngất xuống như mất đi chính một người ruột thịt trong gia đình. Có một chuyện khiến tôi còn bàng hoàng hơn, trước khi Lệ mất, phút lâm chung, thấy nước mắt của Lệ cứ chảy giàn giụa không thôi, vợ tôi đã cúi xuống thì thầm với Lệ rằng: "Em ơi, cứ yên tâm mà nhắm mắt. Thằng Phúc đã có chị lo, thằng Phúc là giọt máu của chồng chị. Chị biết hết cả, biết từ ngày em bỏ quê ra đi. Chính vì biết nó là giọt máu của gia đình chị nên chị mới đi tìm em đưa em về đây. Thằng Phúc cũng là con trai của chị. Chị thương em lắm, em hãy an lòng thanh thản mà nhắm mắt".

Nghe vợ tôi nói xong câu ấy, Lệ nấc lên ba lần rồi tắt thở. Sau khi Lệ mất, vợ tôi cũng gầy xọp đi, sức khoẻ sa sút rất nhiều. Mỗi một lần nhìn bà ấy chăm sóc và yêu thương thằng Phúc, tôi đã tự hỏi vợ tôi là người trần hay là một vị tiên nữ giáng thế mà ông trời đã ban phước cho cuộc sống của tôi.

Đến bây giờ thằng Phúc cũng đã có công việc ổn định và yên bề gia thất. Tôi và vợ tôi đều đã ở tuổi gần đất xa trời. Nói thật, càng sống cùng với vợ tôi, tôi càng cảm thấy mình chưa bao giờ hiểu hết bà ấy, nhất là tâm hồn sâu sắc, tấm lòng bao dung độ lượng và giàu tình yêu thương hơn những gì mà tôi nhận biết. Cùng với thời gian, tôi càng kính trọng bà ấy hơn, một thứ tình cảm còn thiêng liêng và cao đẹp hơn tất cả những thứ tình cảm chồng vợ cộng lại. Tôi không thể nào cắt nghĩa được những gì vợ tôi đã làm cho Lệ và cho chồng mình, tôi cũng không thể so sánh được tình yêu thương của một người vợ dành cho chồng ở vợ tôi có thể ví thâm sâu như biển rộng, bao la như trời cao.

Đã rất nhiều lần tôi muốn làm một điều gì đó, có một món quà gì đó thật đặc biệt để tặng vợ tôi, bày tỏ tình cảm sâu sắc tôi dành cho vợ mà không sao nghĩ ra được. Tự thấy món quà nào cũng trở nên tầm thường và không sánh nổi với tâm hồn cao thượng và vĩ đại của vợ. Cuối cùng thì tôi cũng nghĩ ra một món quà tặng vợ trong lễ mừng thượng thọ, đó là viết ra câu chuyện của gia đình tôi để gửi lên quý báo. Nếu câu chuyện của tôi được đăng thì tôi là người chồng hạnh phúc nhất bởi cuối cùng tôi cũng tìm ra được món quà ý nghĩa để tặng cho người vợ yêu quý của mình.

Về Đầu Trang Go down
fantasy6666
GOOD_MEMBER
GOOD_MEMBER
fantasy6666


Tổng số bài gửi : 14
Registration date : 10/12/2011

CHUYEN KHO TIN NHUNG CO THAT Empty
Bài gửiTiêu đề: CHUYEN KHO TIN NHUNG CO THAT   CHUYEN KHO TIN NHUNG CO THAT Icon_minitimeSun Dec 11, 2011 9:15 pm



CHUYEN KHO TIN NHUNG CO THAT- AN NINH THE GIOI CUOI THANG



Câu chuyện thứ 98:
Thiên tình sử cuộc đời
8:36 AM, 01/06/2009


Kính thưa các anh các chị! Việc tôi không thể trả lời được câu hỏi tôi là ai, cũng như tôi không lý giải được vì sao số phận lại mang đến cho tôi một cuộc tình xuyên thế kỷ, một cuộc tình quá đẹp đẽ, thơ mộng nhưng đau đớn và éo le còn hơn cả tiểu thuyết là lý do tôi viết cuốn hồi ký riêng tư này. Tôi đã viết lại trong hồi ký những năm cuối của cuộc đời, trong những đêm dài không ngủ...


Lời BBT: Bạn đọc thân mến! Câu chuyện thứ 98 kỳ này, chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn về một thiên tình sử của một con người từng giữ những trọng trách. Nếu chúng tôi công bố tên, tuổi, chức vụ và địa vị, hẳn sẽ có nhiều người nhận ra chủ nhân đích thực của câu chuyện chúng tôi sắp kể sau đây là ai. ...

Để hết sức tôn trọng tác giả, nhân vật chính của câu chuyện, cũng như tôn trọng nguyên tắc đề ra của trang 31 là bí mật cho người kể chuyện, chúng tôi buộc phải giấu tên và địa chỉ, thậm chí buộc phải thay đổi hoặc bớt đi một số chi tiết cụ thể, để bạn đọc ít nhận ra người trong câu chuyện ấy là ai. Mong rằng bạn đọc không vì quá tò mò mà có những suy đoán này nọ, có thể không đúng, làm ảnh hưởng đến nhiều người khác.

Sở dĩ chúng tôi có được trong tay toàn bộ câu chuyện cuộc đời của nhân vật giấu tên này là vì, tác giả vì mến mộ chuyên mục "Những câu chuyện khó tin nhưng có thật" nên đã kể riêng cho người giữ chuyên mục câu chuyện này như là một sự sẻ chia.

Phần I: TÔI LÀ AI

Kính thưa các anh các chị! Việc tôi không thể trả lời được câu hỏi tôi là ai, cũng như tôi không lý giải được vì sao số phận lại mang đến cho tôi một cuộc tình xuyên thế kỷ, một cuộc tình quá đẹp đẽ, thơ mộng nhưng đau đớn và éo le còn hơn cả tiểu thuyết là lý do tôi viết cuốn hồi ký riêng tư này. Tôi đã viết lại trong hồi ký những năm cuối của cuộc đời, trong những đêm dài không ngủ. Tôi đã viết nó trong đầm đầm hàng lệ chảy, và nỗi buồn tủi của sự cô đơn, trong những lúc lòng mình đớn đau nhất, yếu mềm nhất. Sinh nhật lần thứ 80, cũng là lúc tôi hoàn thành xong thiên truyện cuộc đời của mình. Các con cháu của tôi, bạn bè tôi cũng đã đọc, và ai cũng khuyên tôi xuất bản để lại cho con cháu sau này biết được cha ông của chúng đã sống, làm việc và yêu thương như thế nào.

Tôi sinh ra và lớn lên ở Huế. Cha tôi là một vị quan đỗ đạt và giữ một chức vụ trọng trách trong Bộ Lễ triều vua Khải Định. Trong dòng họ, cha tôi là con trưởng của một họ tộc lớn. Cha tôi lấy vợ 10 năm trời nhưng không có con. Mẹ cả tôi trong 10 năm ấy ăn chay niệm Phật, lặn lội chùa chiền khắp nơi để cầu tự mà số phận éo le vẫn bắt bà chịu kiếp khổ nạn không sinh nở được. Trước sức ép của họ tộc, mẹ cả tôi về bên ngoại, đưa một người cháu bên họ ngoại lên kinh đô Huế và cưới làm lẽ cho cha tôi.

Dù là người trong họ tộc, lại là do mẹ cả tôi lựa chọn, nhưng tận sâu trong đáy lòng, bà vô cùng nghiệt ngã với mẹ hai. Sau ngày cưới, mẹ cả thiết lập uy quyền làm chủ của mình, mẹ hai phải ăn ở với tôi tớ ở nhà dưới, đêm ngủ nơi ổ rơm chái bếp, mùa hè nóng như lửa đốt, mùa đông lạnh thấu xương. Cha tôi và mẹ cả ăn riêng ở mâm trên, ngủ trong buồng có giường nệm trải gấm vóc. Thỉnh thoảng, để duy trì khát khao nòi giống, cha tôi trốn mẹ cả xuống thăm mẹ hai, quan hệ của hai người thành ra lén lút, vụng trộm, khổ sở. Mẹ cả biết đêm qua cha lén xuống nhà mẹ hai, sáng ra mẹ cả xõa tóc chì chiết đám tôi tớ người ăn kẻ ở trong nhà, mặt mẹ cả sưng lên, ai đụng đến đều lớn tiếng khiến cho mọi người trong nhà ai cũng sợ hãi, còn cha thì xấu hổ với hàng xóm láng giềng.

Mẹ hai là con gái quanh năm dệt lụa nơi khung cửi, chưa từng biết việc đồng áng, hay lam lũ nắng mưa. Về làm dâu, mẹ cả bắt mẹ hai ngày hai buổi ra đồng cày cấy chân lấm tay bùn, công việc vô cùng nặng nhọc đối với thân phận liễu yếu đào tơ như mẹ.

Có một người luôn gần gũi và giúp đỡ mẹ hai trong những ngày tháng cơ cực này chính là chú H, người tá điền giúp việc trong gia đình tôi. Nhiều khi chú H phải thay mẹ hai cày bừa gánh lúa và làm những việc nặng nhọc nhất để mẹ tôi ngồi nghỉ. Mẹ hai không làm được việc nặng, nhưng mẹ cả muốn vắt kiệt hết nhan sắc và sức lực của mẹ hai. Hai năm sau kể từ ngày mẹ hai về làm lẽ cha tôi, tôi cất tiếng khóc chào đời trong niềm hạnh phúc vô bờ bến của cả nhà, nhất là cha tôi.


Tôi vừa lọt lòng mẹ chưa thật cứng cáp, mẹ cả đã bế tôi lên nhà trên ở với mẹ cả, lấy cớ là ở chái bếp nóng quá, không tốt cho sức khỏe của tôi, mặc cho mẹ hai ngậm đắng nuốt cay, nuốt nước mắt chảy vào trong. Do khóc nhiều, ức chế vì xa đứa con vừa dứt ruột đẻ ra, tinh thần mẹ suy sụp, uất khí mà sinh ra đau đầu và mất ngủ triền miên.

Cha đứng ra bênh vực mẹ hai, mẹ cả lớn tiếng. Cha tôi phần vì nể mẹ cả, phần vì ngại ngùng trong nhà xầm xì, mẹ cả làm lớn chuyện, ảnh hưởng đến gia đình, hàng xóm chê cười nên đành tuân theo sự sắp xếp của mẹ cả. Mẹ cả càng nghiệt ngã, mẹ hai càng đau đời. Chú H đã lặng lẽ ở bên mẹ hai và chăm sóc cho mẹ hai. Chú H đã lén thu xếp để cho tôi và mẹ hai được gặp nhau, chơi đùa với nhau mỗi ngày. Chú H đã đưa tôi ra đồng, dạy tôi biết bầu bạn với thiên nhiên, dạy tôi biết yêu thương mẹ đẻ, quý trọng nguồn cội.

Tôi nhớ những năm tháng hạnh phúc bên chú H, chú H có dáng người cao lớn, bờ vai rộng và vững chãi, tôi thường nép vào ngực chú mỗi khi hai chú cháu đi thả diều trên con đê làng lộng gió. Nhưng năm tôi lên 7 tuổi, đột nhiên chú H bỏ nhà ra đi làm phu đồn điền cao su ở Guyane. Mẹ hai hỏi tôi Guyane ở đâu, tôi không biết trả lời mẹ sao cả. Chú H đi âm thầm, vội vã, không kịp từ biệt ai trong gia đình, ngay cả mẹ hai và tôi, những người chú yêu quý nhất. Hai năm sau khi chú H đột ngột ra đi, mẹ hai tôi bạo bệnh, ngày đêm vùi mình trong cơn đau, răng nghiến chặt nuốt tiếng rên vào tận ruột gan.

Những ngày này, tôi và cha tôi ở bên mẹ hai không rời nửa bước. Tôi đút từng thìa cháo, lau từng giọt mồ hôi cho mẹ. Cha tôi túc trực bên mẹ hai, bắt mạch và bốc thuốc cho mẹ. Lần đầu tiên trong đời, tôi thấy cha chìm ngập trong nỗi đau xót tê tái. Ông đã cố gắng làm tất cả mọi thứ để cứu mẹ hai, nhưng bệnh mẹ nặng quá, đành bất lực để bà ra đi. Trước khi mất, mẹ hai cứ ôm chặt lấy tôi, nước mắt ướt đầm cả má tôi, môi bà mấp máy điều gì đó như muốn nói với tôi mà sức tàn lực kiệt nên không thể. Bí mật theo mẹ hai chôn vùi vĩnh viễn trong lòng đất. Cái chết tức tưởi và cay nghiệt của mẹ hai đã ám ảnh tôi ghê gớm. Đám tang mẹ hai, lần đầu tiên tôi thấy cha tôi khóc, người suy sụp trước quan tài vợ.

Sau đám tang của mẹ hai, cha tôi thâm trầm và lặng lẽ nhiều hơn, có cảm giác như cuộc sống với ông là cõi vô thường. Ông thường nói với tôi về đạo Phật, về trí tuệ nhân sinh của Khổng Tử, về ngũ thường và kỷ cương của nhân luân… Cha tôi cũng lý giải sự nghiệt ngã của mẹ cả với tấm lòng nhân hậu rằng, gần chục năm nay mẹ cả đi hết chùa này chùa khác với tất cả sự thành tâm, mong từ cõi tâm linh phù hộ có được một người con.

Đối với thân phận một người phụ nữ như mẹ cả mà không sinh được một người con nối dõi tông đường thì dưới áp lực đè nặng của cả dòng họ là một tội lỗi, một nỗi đau đớn không thể nói bằng lời. Điều đó làm cho tính tình mẹ cả thay đổi, thất thường, mọi người phải hiểu, thông cảm và chia sẻ với mẹ cả. Tôi thì nghĩ, mẹ hai mất đi cũng là cách tự giải phóng cho mình khỏi cuộc đời cơ cực buồn thảm. Từ nay bà sẽ siêu thoát, gió mưa, dông bão, mưu toan cuộc đời trần tục trở thành vô nghĩa. Bà mất đi, để lại trong lòng tôi một nỗi xót đau, một sự băn khoăn day dứt gặm nhấm tôi từng ngày là trước khi lâm chung bà muốn trăng trối với tôi điều gì mà không thể được. Có phải đó là điều sống để dạ, chết mang theo không?

Tôi lớn lên nhiều người nói tôi có đôi tai to như tai Phật, đôi mắt sâu và sáng của cha, cái miệng duyên như của mẹ hai và cái trán dô của chú H. Hôm mẹ tôi mất, trong tay nải của bà có mấy bộ quần áo của bà và một cái quần rách nát của chú H. đã được vá víu giặt giũ sạch sẽ và gấp gọn gàng. Sau này, khi đã trưởng thành, tôi không lúc nào nguôi nhớ đến chú H và đau đáu mong mỏi lần tìm cho được tung tích của chú.

Sau này công việc của tôi liên quan đến tình hình kinh tế đối ngoại nên tôi có điều kiện ra nước ngoài thường xuyên để nghiên cứu kinh tế các nước tư bản. Trong những chuyến công tác, tôi đã bằng các mối quan hệ trong và ngoài nước để nhờ lần tìm bằng được tung tích của chú H. Tôi đã nhận được thư của một người bạn phúc đáp việc tôi nhờ:

"N thân mến! Cách đây 3 tháng, cậu có nhờ tôi nhân dịp đi Guyane để viết về cái địa ngục giam giữ các sỹ phu yêu nước Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, nơi những người nông dân Việt Nam được chiêu mộ đi nộp thuế máu trong các đồn điền cao su, giúp cậu tìm hộ tung tích chú H. Để tìm được tung tích chú H, tôi phải đi từ Đông sang Tây, từ Bắc đến Nam hòn đảo nằm chênh vênh giữa Đại Tây Dương này mới tìm được một ông lão, bạn cùng thế hệ với chú, cùng ra khơi trên một chuyến tàu, cùng làm một chỗ, ăn ngủ một lán trại, cùng vui buồn trong gian khó.

Chú là người tốt hiếm có trên đời này, giúp được ai là giúp không tính toán thiệt hơn. Chỉ có điều chú sống khép kín, không có gia đình ruột thịt, không có tài sản gì đáng giá. Đố ai moi được chuyện riêng tư của chú. Cách đây 10 năm, sau một cơn sốt rét vàng, chú mất trí nhớ hoàn toàn. Hiện nay chú sống với một người con nuôi da nâu bản xứ, một hòn máu ông nhặt được ở một đống rác ngoài chợ đem về cưu mang nuôi nấng thành người. Hai mảnh đời bất hạnh một già một trẻ cùng hợp lại thành một mảnh đời cũng bất hạnh không hơn kém, dựa vào nhau mà sống dù lay lắt, đói nghèo.

Ông lão bạn chú H than, sao người tốt thế mà lại khổ. Tôi đã thay mặt cậu đi thăm chú. Một cuộc hội ngộ và đối thoại không lời về một khoảng cách không gian nửa vòng trái đất và thời gian nửa thế kỷ kéo dài. Có bao nhiêu điều muốn nói nhưng trùm lên tất cả là sự im lặng nặng nề, mặc cho ngoài kia gió và sóng biển Đại Tây Dương gào thét trong cơn biển động. Chú ngồi đó, đôi mắt đục mờ, nhìn một khoảng trời mông lung đất khách quê người, bất động như một con người sáp, chả còn nhớ gì về quá khứ và nghĩ gì về tương lai, ngày về với đất nước mà có thể chú đã canh cánh trong lòng suốt bao nhiêu năm nay. Tôi thay cậu bắt bàn tay đầy chai sạn nhưng lạnh lẽo không còn sức sống của chú ra về, truyền vào chú một ít hơi ấm tình quê".

Từ đó, tôi không bao giờ còn trở đi trở lại với câu hỏi lớn thường day dứt trong lòng. Tôi là ai. Bí mật đó đã cùng với người sống và người chết chôn vùi vào lòng đất. Được cha thường xuyên dạy dỗ, tôi học giỏi thông minh hơn người.

Năm 1944, tôi thi đỗ vào ban tú tài trường Lyce' Khải Định, một trường nổi tiếng ở Huế, quy tụ hầu hết các học sinh ưu tú của miền Trung đất nước. Thời kỳ này, tôi đang say mê với con đường học vấn, với những hoạt động cộng đồng, hướng đạo sinh, truyền bá quốc ngữ từ thiện. Nhưng ngày nào cũng vậy, trên đường đi học về, tôi thường bắt gặp một thiếu nữ xinh đẹp, lúc thì mặc áo dài màu thiên thanh, lúc thì tím Huế, màu áo của nữ sinh Trường Đồng Khánh, dáng dấp rất e lệ, quyến rũ. Tôi thường mơ màng nhớ về bóng hồng mình đã gặp. .....

Thế rồi, định mệnh lạ lùng, trong một buổi trưa tháng 5 nắng như đổ lửa hắt vào những chùm phượng vĩ đỏ chói chang trên cung đường jules Ferry đẹp nhất ở Huế. Từ xa, đang đạp xe đi, tôi thấy một cô gái ngã nắng ngất xỉu trên vỉa hè. Tôi vội vàng đạp xe lại thì nhận ra đó là thiếu nữ mà hằng ngày tôi vẫn mê mải ngắm nhìn mỗi khi đi học về. Tôi thuê xe kéo đưa cô về tận nhà ở Vĩ Dạ, bên nách nhà của nhà thơ Hàn Mặc Tử, một thi sỹ mà những vần thơ của ông khiến bao nhiêu cô gái chàng trai xao xuyến và rung động vì sự tò mò. Tôi cũng không ngờ, số phận và định mệnh đã nắm tay tôi và cô gái kia để buộc chúng tôi lại bằng một sợi dây tơ hồng vấn vít chúng tôi, thử thách hoàn cảnh éo le nghiệt ngã của chúng tôi suốt trong những thăng trầm dằng dặc của một kiếp người.

Kính thư: N.V.N.

TP Chí Minh

Lời BBT: Bạn đọc thân mến! Một câu chuyện tình xuyên thế kỷ, những éo le, trắc trở trên đường đời gập ghềnh và không phải không có lúc nhuốm màu bi ai của chính tác giả, một người xuất thân trong gia đình khá giả, có địa vị trong xã hội thời bấy giờ, nổi tiếng về đường học vấn cũng như đường sự nghiệp công danh. Chúng tôi kính mời bạn đọc sẽ theo dõi tiếp phần II của "Thiên tình sử cuộc đời" trong số báo tiếp theo




Vì mê tích truyện Tấm Cám mà cha mẹ cô đặt tên con gái yêu là Tấm những mong con xinh đẹp, dịu hiền và cuộc đời có gian truân thế nào vẫn may mắn. Khi đi học, Tấm đổi tên là Uất Kim Hương, loài hoa chịu được nắng mưa, sống ở những vùng đất khô cằn sỏi đá vẫn rực rỡ. Cha mẹ Tấm được bà con lối xóm yêu mến gọi là ông bà Giáo Thụ vì tấm lòng nhân ái, hay giúp đỡ bà con.

Sau cuộc gặp gỡ duyên phận ấy, tôi và Tấm thân nhau. Hai đứa thường chờ nhau đi học và tan trường cùng về. Tấm rất đẹp, nét đẹp nền nã, kín đáo, dịu dàng, mông lung khó nắm bắt được của một nữ sinh Huế vào tuổi dậy thì. Người cô mảnh mai, đôi môi hồng luôn vương vất nụ cười, đôi mắt trời cho ướt mi sâu lắng xanh thẳm đáy đại dương, hai má lúm đồng tiền, hàm răng khểnh có duyên, mái tóc đen dài óng ả thả ngang lưng, xõa kín bờ vai mảnh dẻ dáng đi thướt tha yêu kiều. Trong chiếc áo dài trắng, trông cô thuần khiết như giọt sương mai. Tấm như người con gái trong mộng tưởng của tôi. Tình cảm đã thầm kín e ấp mà vô cùng mãnh liệt. Song thời gian trôi qua, chúng tôi chưa ai dám nói với ai lời yêu. Sau nhiều lần trăn trở, đến lúc không thể kìm nén hơn, tôi đã đánh liều tỏ tình với người con gái tôi yêu bằng một bài thơ viết đi viết lại không dưới hàng chục lần:

"Em là ai?/ Sao em có đôi mắt/ Như dòng suối trong vắt/ Những chiều anh tắm mát/ Em là ai?/ Sao môi em đỏ thắm/ Như vườn xưa nắng ấm/ Anh sống ngày ấu thơ/ Em là ai?/ Sao mi em đẫm sương/ Như đường nét quê hương/ Anh từng tô màu sắc/ Em là ai?/ Sao tóc em nhẹ bay/ Như hàng tre lắt lay/ Theo chiều gió trước ngõ/ Em là ai?/ Sao dáng em mảnh mai/ Như bóng người con gái/ Anh trộm nhớ đêm dài". Thư gửi đi nhưng không có hồi âm. Lòng tôi như lửa đốt.

Những ngày sau đó, không thấy Tấm đi học. Tôi như người lên cơn sốt, mộng mị, đêm mơ gặp Tấm, đuổi theo gọi mà cô như nàng tiên lúc ẩn lúc hiện. Trong lúc buồn lo đó, tôi gặp Hồng, bạn của Tấm, Hồng nói cho tôi biết Tấm bị ốm mấy ngày hôm nay rồi. Mấy hôm sau gặp lại, Tấm tủm tỉm cười trao cho tôi cuốn "Chuyện tình Lan và Điệp". Tôi mừng rỡ, không còn biết hy vọng hay thất vọng. Trong ánh nắng giữa trưa hè mỏng manh như thuỷ tinh, tôi như đang đứng khát giữa sa mạc Sahara đó đây nổi lên từng cơn bão cát.

Sau một thời gian sống trong phấp phỏng chờ đợi, cuối cùng, tôi cũng được mẹ Tấm đồng ý cho gặp mặt. Cha mẹ Tấm chỉ nói, thanh niên phải có chí lớn, nam nữ thụ thụ bất thân. Cha Tấm xuất thân trong gia đình Nho giáo, là người học vấn uyên thâm, ông giảng giải và trò chuyện với tôi về học vấn hàng giờ liền, tôi như một tín đồ đắm chìm trong những tri thức uyên bác và lời giảng minh triết của ông. Cha mẹ Tấm chỉ có mình Tấm, lại là con gái nhưng ông nhất quyết không lấy vợ hai dù bị áp lực của dòng họ. Ông bà đem học vấn cho Tấm, một đặc quyền thường dành cho nam giới bấy giờ. Ông bà dạy cô theo khuôn phép công dung ngôn hạnh. Chúng tôi được phép làm bạn với nhau.

Những phút sau giờ học, chúng tôi được đi chơi với nhau khắp thành Huế. Tình cảm của hai đứa trong veo như một giọt sương buổi sáng mai. Chúng tôi nắm tay nhau đi chơi bên bờ sông Hương, trèo lên đồi thông Thiên An, qua chùa Thiên Mụ. Tấm mơ màng nghe tôi thổi sáo bài Tiếng địch sông Ô. Những đêm trăng sáng, chúng tôi bên nhau chìm trong cái tĩnh lặng sâu đến độ không miêu tả và lý giải được… Tôi đã viết những dòng thơ tình tặng Tấm: "Huế trầm mặc, trăng thượng huyền mờ ảo/ Dòng sông Hương lao xao ánh bạc lững lờ trôi/ Đẹp diệu kỳ, tôi yêu trăng chả nói nên lời/ Thánh thiện, liêu trai, mối tình tí bụi đời chẳng dính/ Yêu trăng, nhiều đêm dài tôi ngồi hoá đá/ Giữa muôn trùng ánh sao, giữa vạn ngàn ảo ảnh..."

Khi Tấm đến tuổi cập kê, có một sự kiện xảy ra. Xưa, cha mẹ Tấm có lời hẹn ước gả con cho nhau nếu sinh con khác giới với người bạn vong niên là ông phán Tài. Lời hẹn cách đây 20 năm trong một cuộc rượu. Chẳng ngờ 20 năm sau, ông phán Tài từ Thụy Sỹ về nhắc lại lời hẹn cũ vì ông có người con trai tên là H đang học đại học Y khoa sắp tốt nghiệp về nước. Chuyện hôn nhân không phải không gây nên bao suy nghĩ trong lòng cha mẹ Tấm vốn là những người trọng lời hứa và giữ chữ tín. Tương lai của H đã rõ ràng, còn tôi lúc này vẫn đang mông lung. Thế nhưng cha mẹ của Tấm đã để Tấm quyết định việc hôn nhân hệ trọng, mong con gái hạnh phúc với lựa chọn của riêng mình.

Trong lúc đấy, việc hứa hôn của cha tôi và một người bạn trong triều đình Huế ở bên gia đình tôi lại căng thẳng hơn. Cha và mẹ cả tôi coi như đã định đoạt việc hôn nhân của tôi, chẳng cần biết tôi có đồng ý hay không. Khỏi phải nói cả tôi và Tấm trải qua những ngày căng thẳng, đấu tranh quyết liệt để giữ được chính kiến của mình. Cuối cùng thì tôi và Tấm đã thuyết phục được các bậc phụ huynh để đến với nhau. Sau khi bàn bạc hai gia đình đi đến quyết định tháng 6/1946 sẽ làm lễ hỏi và 2 tháng sau làm lễ cưới cho tôi và Tấm. Chúng tôi hồi hộp chờ đón giây phút hạnh phúc ngỡ đã cầm nắm được trong lòng bàn tay. Nhưng than ôi, người định không bằng trời định. Tháng 4/1946 mẹ Tấm bị ốm rồi mất đột ngột. Không lâu sau đó, mẹ cả tôi cũng mất. Là gia đình Nho giáo, chúng tôi hiểu chữ Hiếu là Thiên chi kinh, Địa chi nghĩa, Nhân chi hạnh. Tức là Hiếu là sách của Trời, Nghĩa của đất, Hạnh của người nên không thể cưới chạy tang mà phải chờ mãn tang.

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công như một cơn cuồng phong ồ ạt lôi kéo thanh niên chúng tôi vào cuộc đời mới, đánh thức khát vọng được chứng tỏ mình. Tôi tham gia vào Đội Thanh niên tiền tuyến. Cha tôi và cha Tấm đều rất ủng hộ. Tháng 9/1946 tôi được lệnh ra Hà Nội học lớp sĩ quan tham mưu. Lần đầu tiên kể từ khi yêu nhau, chúng tôi nếm mùi biệt ly. Sau khi mẹ mất, Tấm nghỉ học chăm cha vì cha cô cũng đã già yếu. Ngày tiễn biệt, Tấm xếp hành lý cho tôi lặng lẽ đặt vào va ly những kỷ vật hẹn ước tình yêu Tấm dành cho tôi. Không kìm nén được tình cảm, lần đầu tiên chúng tôi phá rào ôm chặt lấy nhau, Tấm cắn vào vai tôi tứa máu. Đó là vết sẹo tình yêu Tấm gửi cho tôi và tôi mang theo trong suốt cả cuộc đời mình. Tiễn tôi đi, Tấm để mặc những giọt nước mắt lăn dài trên má. Một con nhạn trắng lạc bầy xẹt qua vườn nhà, điềm báo ứng cho nối hoài thương ly biệt.

Từ tháng 9 cho đến đầu tháng 12/1946, tôi và Tấm thường xuyên viết thư cho nhau, nặng lòng hẹn ước ngày về. Đến ngày 19/12/1946, chiến tranh toàn quốc nổ ra, tôi và Tấm mất liên lạc với nhau. Tôi rút khỏi Thủ đô Hà Nội theo chân những người lính Vệ quốc. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, phần lớn thời gian tôi ở Lào trong đoàn quân tình nguyện. Ở đây, tôi đã có một trận suýt chết trong lần đi nghiên cứu trận địa bị địch phục kích. Cậu cận vệ đã bắn đến viên đạn cuối cùng và lấy thân mình che chở cho tôi. Cậu ấy hy sinh, còn tôi bị thương

Xxxxxxxxxxx

Âm nhạc ru tôi trong thế giới âm thanh, đắm chìm trong suy tư trầm bổng, vỗ về nỗi cô đơn giấu kín trong lòng tôi. Hình ảnh của Tấm - đoá Uất Kim Hương xứ Huế vẫn ám ảnh sâu trong tâm trí của tôi. Tôi khao khát một ngày nào đó, hết chiến tranh, Bắc Nam thống nhất để tôi có thể thỏa ước vọng đi tìm gặp lại Tấm, để cho tình yêu của chúng tôi kết trái nên duyên vợ chồng cho thỏa nỗi nhớ mong xa cách.

(Tiếp theo trang 1)


Thời kỳ đầu, để giết chết thời gian và nỗi cô đơn, L tập trung cho việc nuôi con và viết, vẽ tranh, thăm thú bạn bè. Nhưng xa chồng lâu ngày quá, nỗi cô đơn và thời gian rỗi đã dẫn dắt L vào những khoảng trống một mình bên tách cà phê của một quán cà phê quen thuộc. Ở đó, có một người đàn ông đã đọc thấy nỗi cô đơn khao khát trên gương mặt người thiếu phụ trẻ đẹp. Người đó đã bước vào cuộc đời của L, cuốn cô ấy đi trong cơn bão lốc tình yêu muộn màng mà rực lửa. Tình yêu đó bùng phát trong dư luận. Bộ phải cho tôi nghỉ phép về nước giải quyết chuyện gia đình. Cả tôi và L đều rất tôn trọng nhau, vì thế tôi và L đều im lặng một thời gian để suy nghĩ trước khi nói chuyện.

Tôi hiểu, L đã thoát ra khỏi vòng tay tôi một phần lỗi là do tôi. Chúng tôi đã im lặng rất lâu trong nỗi giày vò của riêng mình. Cho đến lúc không thể chịu đựng hơn nữa, tôi và L đã đối diện với mọi chuyện. Trong buổi nói chuyện đó, chúng tôi không nói được gì nhiều, không ai lên án ai. L khóc và xin lỗi tôi, cho phép cô ấy được ly hôn.

Tuy rất giận nhưng vẫn còn thương L và điều lớn nhất là không muốn hai đứa con tôi phải đau khổ vì bố mẹ tan vỡ, tôi đã làm tất cả để hàn gắn gia đình. Trước tình hình bất ổn, con gái của tôi bỏ chương trình đại học lẳng lặng lên Nhà máy Giấy Bãi Bằng làm phiên dịch và lấy một kỹ sư Thụy Điển đưa nhau về Stockholm ở, nơi tôi có những đêm trắng vật vã đau khổ vì biết tin vợ ngoại tình. Mấy năm đầu, cháu giận cha mẹ nên không gửi thư từ gì về nhà. Sau khi bình tâm lại, cháu đã gửi thư về chia sẻ nỗi bất hạnh và cô đơn của cha mẹ. Còn cậu con trai út đang học trường chuyên vật lý ở Hà Nội chán gia đình bỏ đi với đám bụi đời tìm bạn cùng cảnh ngộ éo le. Tôi mất rất nhiều thời gian để đi tìm con và kéo cháu trở về nhà.

Than ôi, ông trời thật nghiệt ngã khi thêm một lần nữa thử thách lòng chịu đựng của tôi. Tôi tìm được cháu để kéo cháu về nhà nhưng số phận đã tàn nhẫn khi tước đoạt con tôi khỏi cuộc sống của tôi. Đó là một buổi chiều định mệnh, con trai tôi đang đi học về trên một đoạn đê sông Hồng vắng vẻ, bỗng nghe tiếng kêu cứu của hai cháu nhỏ chới với giữa dòng nước xoáy, nó nhảy xuống cứu được cháu thứ nhất, đến cháu thứ 2 thì bị đuối sức và chìm theo dòng nước xoáy, đến ngày hôm sau mới vớt được xác. Con trai tôi mất đi khi tuổi đời còn quá trẻ, cháu mang theo ước mơ hoài bão trở thành một nhà thiên văn học tài ba. Từ đó đêm nào tôi cũng mơ thấy con trai tôi, đứa con đẹp đẽ như một hoàng tử nằm giữa vùng thảo nguyên mênh mông đang say sưa nghiên cứu thiên văn học. Khi thì nhìn thấy cháu chới với giữa dòng nước lạnh chảy xiết và tôi đi thuyền đưa tay vớt cháu lên mà không sao chạm được tay con trai mình. Những cơn mơ làm cho tôi trắng đêm cùng nước mắt và mồ hôi buốt lạnh.

Trong thời gian này, L cũng suy sụp không kém. Cô ấy thường trốn mình trước giá vẽ, gương mặt u uẩn, và trên tấm toan là những gam màu đen tối, tuyệt vọng. Tôi đã một lần nữa cố gắng hết sức để hàn gắn gia đình trong bi kịch đau đớn vì mất con. Tôi cố gắng bao nhiêu thì L lại vô hồn, vô cảm bấy nhiêu. Với cô ấy, mọi thứ đã hết, đã chết. L đã vĩnh viễn bước ra khỏi cuộc hôn nhân của chúng tôi, bước ra khỏi gia đình của cô ấy để phiêu dạt trong một thế giới khác. Mọi cố gắng của tôi là vô phương. Chúng tôi chia tay trong một đêm trăng rằm cuối thu. Trăng chứng kiến cuộc tình tụ và tan của chúng tôi xoay quanh số phận kiếp người. Tụ và tan mong manh như giọt sương mai. Chúng tôi cùng ra đê sông Hồng ngồi nhớ lại quyết định lấy nhau, dắt tay nhau đi khắp phố phường Hà Nội nhưng giờ đây tất cả tan hoang đượm một màu ly biệt.

Tôi đã viết bài thơ tặng L, tiễn biệt một mối tình về quá khứ: "Đêm sông Hồng lặng lẽ chia tay em/ Mà buồn khói sóng đơn côi cõi lòng/ Trời trong xanh tóc rối bời theo gió/ Thổi sầu lên mờ tỏ áng mây trôi/ Một ánh sao băng một mảng đời rạn vỡ/ Cùng mối tình trắc trở cuộn về đâu". Tôi đã cất giấu một nỗi đau trong tim mình về một cuộc hôn nhân như đoá phù dung buồn. N

Lời BBT

Bạn đọc yêu quý. Chỉ còn một kỳ cuối cùng nữa là kết thúc câu chuyện khó tin nhưng có thật: "Thiên tình sử cuộc đời". Nhân vật chính sẽ gặp lại Tấm, tình yêu đầu đời và xuyên suốt trong cuộc sống riêng tư trắc trở của ông N như thế nào? Họ gặp nhau ra sao sau một đời thất lạc nhau, sau tất cả những dâu bể đã trải. Cuộc đời của Tấm kể từ ngày chia ly định mệnh với người yêu năm 1946 ấy đến nay đã trải qua những gì, cô ấy đã vượt qua dòng thác của đời mình trong những biến động của lịch sử ra sao để tiếp tục sống và tồn tại. Tấm có thể có được hạnh phúc từ một người đàn ông khác không? Nước mắt, nụ cười, hay lại là những bi kịch đau khổ? Tất cả vẫn còn là một ẩn số phía trước. Mời quý độc giả đón đọc tiếp kỳ cuối trên số ANTG Giữa tháng tiếp theo

Xxxxxxxxxxxxx

Khó khăn lắm, tôi mới lấy lại được thăng bằng sau cuộc hôn nhân đổ vỡ. Ngoài vùi mình trong công việc, trong đời sống tình cảm, một phần tôi cố gắng chôn chặt những năm tháng hạnh phúc ít hơn đau khổ của tôi với L, một phần tôi sống bằng những hoài niệm cũ về mối tình trong trắng với Tấm.

Một kết thúc có hậu


Để giúp giải tỏa nỗi đau sau khi ly hôn, tôi đã có những lần làm người lữ hành cô độc đi đến những nẻo vùng xa xôi của Tổ quốc. Tôi muốn tìm lại được sự cân bằng trong chính tâm hồn mình. Vả lại gặm nhấm nỗi cô đơn tận cùng cũng là một cách để tôi thấu hiểu hơn về những được mất, hợp tan trong cuộc đời này. Lý giải và chịu đựng được mọi mất mát đau khổ, bản thân tôi nhẹ lòng hơn, thanh thản hơn để sống tiếp quãng đời còn lại thật ý nghĩa.

Hai năm sau ngày ly hôn, có một lần, tôi tình cờ gặp lại L đang ôm một đứa con nhỏ dạo chơi trong công viên gần nhà. Đứa con giống mẹ như hai giọt nước, kháu khỉnh như một thiên thần nhỏ. Thấy người lạ, nó nhoẻn cười toe toét, đâu biết trước nó là những con người với tấn bi kịch của quá khứ.

Tôi giơ tay đón đứa bé vào lòng trong một nỗi lóng ngóng khó tả. Mới ngày nào, mùi hương quen thuộc của L với những đứa con tôi, sao giờ đây, trong hoàn cảnh trớ trêu này, tôi thoáng nỗi ngậm ngùi chua xót. Chúng tôi ngồi lại bên nhau. Lúc này L đã lấy lại được thăng bằng, cô đã mở lòng với những tâm sự sâu kín. Hoá ra, lúc tôi ở nước ngoài về, L đã mang thai với người đàn ông ấy. L đã quá yêu, cô hy vọng đứa con sẽ là sợi dây ruột thịt thiêng liêng ràng buộc tình yêu giữa hai người. Nhưng người yêu của L không muốn sự có mặt của đứa con. Cuộc sống phóng túng của một người đàn ông quá nhiều hoài bão và khát vọng thật khó mà nắm giữ. Họ không thể nào đi đến một sự thống nhất. L kiên quyết giữ lại đứa con. Đứa con ra đời, tình yêu lãng mạn tan vỡ không tìm thấy bến bờ hạnh phúc. Cuộc sống của L chơi vơi giữa hai bến bờ. Thực lòng, tôi rất muốn giúp đỡ L, nhưng L vốn rất tự trọng, cô ấy không bao giờ nhận sự giúp đỡ của tôi.

Tôi viết thư cho con gái ở Thụy Điển đề nghị con động viên mẹ, bù đắp tinh thần cho mẹ và giúp đỡ thêm về mặt vật chất cho mẹ và em. Một tháng sau, tôi nhận được thư của con gái: "Cha thân yêu. Con đã nhận được thư cha. Con thực sự xúc động và cảm ơn về tấm lòng nhân hậu và bao dung của cha đã dành cho mẹ và em bé bỏng. Người phụ nữ dù cứng cỏi đến đâu cũng không tránh khỏi những giây phút yếu đuối mềm lòng trước cám dỗ nhiều chiều của cuộc đời…

Gia đình ta tan vỡ đã làm cho con sốc nặng và quá ư đau khổ. Nhưng cha biết đấy, giờ đây con đã lớn, đã từng trải, con hiểu và tha thứ cho tất cả lỗi lầm của mẹ. Cuộc đời của mẹ cũng là bài học cho con trên bước đường đời. Con đã có sự giúp đỡ mẹ cả tinh thần lẫn vật chất một năm nay. Mẹ con là người tự trọng và kiêu hãnh, lúc đầu mẹ từ chối nhưng sau đó con đã thuyết phục được mẹ. Giờ đây con chỉ xót lòng mỗi khi nghĩ đến hoàn cảnh một thân một mình cơm niêu nước lọ của cha. Những lúc vết thương tái phát, trái gió trở trời, nghĩ đến cha một mình đơn độc con lại khóc. Cầu mong cho cha sớm tìm được người bạn hiền để có thể chia sẻ với cha trong quãng đời còn lại.

Con báo cho cha một tin vui ấm lòng. Con đã liên lạc được với chị C.P ở Vientiane, hai chị em thương quý và hiểu nhau lắm. Chị nói đã nhận được thư cha và biết tin cha mẹ tan vỡ. Chị rất thương cha và cũng đã có thư chia sẻ an ủi cha. Cả hai chị em con tin rằng, cha là người mạnh mẽ, cha sẽ vượt qua những cơn bão lòng để làm lại cuộc sống mới. Chồng và con trai con đều khỏe và gửi lời hỏi thăm cha. Con gái yêu của cha. Lan".

Tôi đọc thư con gái trong nước mắt vui mừng vì thấy thực sự con đã trưởng thành. Lúc này tôi nhớ đến C.P, giọt máu rơi của tôi đang còn ở đất Lào với một tâm trạng cồn cào, da diết. Tôi mời anh Chăm Pô và xin phép anh cho con gái C.P sang Việt Nam thăm Hà Nội và Huế, quê cha đất tổ. Cuộc trùng phùng của mấy cha con thật cảm động, không làm sao nói hết được tâm trạng từng người…

Về công việc, trong hoàn cảnh lúc đó, vì có con gái kết hôn với người nước ngoài, tôi chủ động xin thôi mọi chức vụ về làm chuyên viên trong nhóm nghiên cứu và điều hành luật đầu tư nước ngoài. Vốn đã quen với cuộc đời trầm bổng, lúc lên voi, lúc xuống đất nên tôi thấy thanh thản vô cùng, dành nhiều thời gian cho công việc nghiên cứu mà mình yêu thích.

Tháng 8/1990, tôi rời sân bay Tân Sơn Nhất đi Paris dự một cuộc họp thương mại và đầu tư quốc tế. Khi kết thúc hội nghị, một chị Việt kiều đến gặp tôi, tự giới thiệu là Hồng, bạn của Tấm năm xưa. Hồng nói Tấm mới từ Thụy Sỹ sang Paris trông nhà cho con một năm nay. Hồng dúi cho tôi mẩu giấy ghi số điện thoại và số nhà của Tấm rồi vội vã theo chồng đi mất.

Đến lúc này, tôi vẫn chưa nhớ ra Hồng chính là người bạn năm xưa đã cho tôi biết thông tin Tấm bị ốm sau khi tôi gửi Tấm bài thơ tỏ tình nhưng mấy ngày tôi không gặp mặt Tấm, không thấy Tấm đi học. Hồi đó, Hồng là cứu cánh của tôi trong những giây phút lòng tôi cồn cào lửa đốt với nỗi nhớ thương lo lắng.

Ông trời thật trớ trêu. Bao nhiêu năm nay kết hợp với những chuyến công tác khắp năm châu bốn biển, hễ đến nơi nào có ai tên là Uất Kim Hương, tôi đều tìm đến với hy vọng mong manh biết đâu đó chính là Tấm. Tôi đã gặp bao nhiêu khuôn mặt, bao nhiêu số phận cảnh đời có tên Uất Kim Hương mà tuyệt đối không có Tấm. Sự tìm kiếm của tôi trải dài cùng năm tháng, đã đến lúc tưởng là vô vọng nhất thì hy vọng lại đột ngột đến trong tay. Tôi cầm mẩu giấy Hồng dúi cho bước về nhà mà hụt chân mấy lần ngã bươu đầu u cả trán mà chẳng thấy đau. Tâm trạng lâng lâng như người say rượu. Tôi có nên gặp Tấm không, cô ấy đã có gia đình rồi, liệu gặp lại có gây xáo động lớn trong cuộc sống của Tấm không.

Đang rối bời tâm trạng thì bỗng chuông điện thoại réo. Tôi bắt máy và nghe giọng Tấm từ đầu dây bên kia mà lòng òa ra nức nở. Vừa trả lời câu hỏi của Tấm, Tấm đã hét lên trong điện thoại rồi cứ thế sụt sùi nức nở khóc. Cô nói vừa biết tin tôi từ Hồng là gọi cho tôi ngay.

Chúng tôi ào đến bên nhau mà không thể chờ đợi thêm giây phút nào nữa. Xe vừa đưa tôi đến nhà Tấm thì đã thấy Tấm đợi tôi ngoài cổng. Vào đến phòng khách, chúng tôi ôm chầm lấy nhau sau 40 năm xa cách, và cứ thế Tấm nức nở khóc, nước mắt giàn giụa như trẻ thơ.

Tôi nói với Tấm còn 15 tiếng nữa là tôi bay về nước, Tấm vội vã nói như nghẹn, hôm nay chúng mình hãy dành tất cả thời gian ít ỏi này để kể cho nhau nghe đoạn đời thăng trầm 40 năm qua. Tấm kể từ lúc tôi đi kháng chiến, Tấm đã tự coi mình là con dâu trong nhà tôi, Tấm qua lại chăm sóc cha tôi như con dâu hiếu thảo. Năm 1953, không hiểu từ đâu, cha tôi đã gọi Tấm tới nhà và báo cho Tấm tin rằng tôi đã hy sinh. Tấm đau khổ tột cùng, suy sụp tinh thần. Trong lễ cầu siêu cho tôi, Tấm xin phép để tang cho tôi như là một người chồng.

Sau sự kiện đó cả cha tôi và cha Tấm đều trọng bệnh liên tiếp. Mặc dù được bác sỹ Hoàng tận tình cứu chữa nhưng cả hai đều không qua khỏi. Tấm đau khổ quá, bỏ nghề dạy học lên chùa Từ An nương nhờ cửa Phật cho yên phận cuộc đời. Nhưng số kiếp Tấm còn nặng nợ trần gian. Chính những lúc khổ đau nhất, bác sỹ Hoàng đã ở bên cạnh Tấm để cứu giúp. Anh Hoàng đỗ bác sỹ về Huế hành nghề. Số phận đã đưa đẩy hai người đến với nhau trong sự xô dạt của cuộc đời. Hoàng và Tấm lấy nhau và dắt díu nhau vào Sài Gòn, sau đó sang định cư ở Thụy Sĩ. Hai người có với nhau một con trai duy nhất tên là Mẫn. Cháu nối nghiệp bố học y khoa và đang hành nghề bác sỹ ở Alger. Hoàng là một bác sỹ tài năng, cứu được thiên hạ mà không cứu nổi bản thân mình. Hoàng mất đã 10 năm nay do một căn bệnh hiểm nghèo.

Thời gian chạy nhanh như bóng câu qua cửa sổ. Mười lăm tiếng bên nhau chúng tôi đã trò chuyện với nhau, chia sẻ với nhau và dắt nhau đi một số địa danh nổi tiếng ở Paris. Ở nơi phương trời xa, tôi và Tấm đã dành cho nhau tất cả những tình cảm dồn nén của 40 năm dâu bể cộng lại. Sáng sớm hôm sau, tôi lên máy bay trở về nước. Tôi đã viết cho Tấm bài thơ chung thủy để gửi Tấm: "Bao nhiêu năm em đã xa anh/ Ở phương nào giữa trời cát bụi/ Để anh ôm mối tình trần trụi/ Suốt một đời ngày đợi đêm mong/ Mảnh vườn xưa em ươm còn đó/ Đợi em về tắm nắng thu phai/ Đùa với gió ru tình em hát/ Gội hương đêm thơm ngát mái đầu/ Căn phòng nhỏ cuối đông lạnh giá/ Đôi hồng đào hé nụ tầm xuân/ Dù có là tuyết hay băng/ Vẫn ấm lòng lửa tình cháy bỏng/ Bao nhiêu năm muôn đường xa vạn nẻo/ Bạc mái đầu vẫn nghĩ đến em/ Tình yêu xưa ấm nồng se lạnh/ Núi có dời cũng khó chuyển lay".

Hai năm sau, tôi nhận được quyết định nghỉ hưu. Theo đề nghị của lãnh đạo Bộ, tôi được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng ba, ghi nhận sự đóng góp của tôi trong suốt cả cuộc đời với cách mạng. Đây là sự việc nằm ngoài mong mỏi của tôi, vì thế tôi rất hạnh phúc. Tấm bay về Huế và tìm tôi để cùng trở về mảnh đất quê cha đất tổ. Tình yêu của Tấm và tôi như đại dương không thể tách rời mà còn nối lại. Chúng tôi không thể sống xa nhau thêm nữa, không thể sống với Huế bằng hoài niệm, nơi mà chúng tôi gửi gắm cả tuổi thanh xuân và mối tình trong sáng đầu đời. Chúng tôi mua lại khu vườn của cha mẹ Tấm và xây lại căn nhà cũ. Chúng tôi cố gắng phục hồi lại một căn nhà như xưa với những bụi Uất Kim Hương thơm ngát.

Bằng mọi nỗ lực, cả tôi và Tấm đã kết nối lại được tất cả các con trở về bên nhau chứng kiến cho mối tình của cha mẹ chúng. Cuối cùng, đại gia đình cũng đã tổ chức được một bữa tiệc đông đủ tại Huế trong ngày sinh nhật Tấm. Con trai Mẫn dắt theo vợ Pháp, con gái tôi dắt theo người chồng Thụy Điển, C.P dắt theo ông chồng Lào. Các con và cháu đủ sắc tộc, màu da ngồi quây quần bên ông bà chúc phúc cho chúng tôi trong niềm hạnh phúc vô bờ bến.

Ngày qua ngày, thỉnh thoảng, người ta thấy có hai vợ chồng già dắt nhau lên chùa Thiên Mụ, ngôi chùa huyền thoại phủ bụi thời gian, gắng kết đời sống tâm linh với dòng Hương Giang thơ mộng và mấy trăm năm xa xưa của một thời chúa Nguyễn đi mở cõi. Lặng lẽ đứng nhìn mây trời nước non và lắng nghe tiếng chuông chùa nguyện hồn ai buông lững lờ trong ráng nắng chiều tà.

Trông họ rất hạnh phúc vì tình yêu làm gì có tuổi.

Lời BBT

Bạn đọc thân mến! Vậy là "Thiên tình sử cuộc đời" đã kết thúc. Chúng tôi nhận được nhiều thư độc giả muốn biết kỹ hơn số phận và cuộc sống hiện nay của các nhân vật trong "Thiên tình sử cuộc đời" mà trong khuôn khổ tờ báo chúng tôi không thể gói ghém hết được. Trong tay chúng tôi hiện nay có số điện thoại liên lạc và địa chỉ của ông N, nhưng sau khi chúng tôi liên hệ với ông N, nhân vật chính trong câu chuyện, ông N đã cho biết: Ông chân thành cảm ơn sự quan tâm chia sẻ và những tình cảm mà quý độc giả đã ưu ái dành cho các nhân vật trong câu chuyện. Để đáp lại những tình cảm quý báu đó, ông sẽ cho xuất bản tập hồi ức của ông trong quý 3 năm nay để giải tỏa những điều còn lại mà quý độc giả muốn biết. Kính mời quý độc giả, những ai quan tâm tới số phận của các nhân vật trong tập hồi ức này kỹ hơn, xin tiếp tục theo dõi ở tập hồi ký này. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn quý độc giả
Về Đầu Trang Go down
fantasy6666
GOOD_MEMBER
GOOD_MEMBER
fantasy6666


Tổng số bài gửi : 14
Registration date : 10/12/2011

CHUYEN KHO TIN NHUNG CO THAT Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHUYEN KHO TIN NHUNG CO THAT   CHUYEN KHO TIN NHUNG CO THAT Icon_minitimeSun Dec 11, 2011 9:19 pm



Chị thương mẹ kế hơn mẹ đẻ



Từ: Thienbinh Chau
Đã gửi: 08 Tháng Mười Hai 2011 1:41 CH

Gửi Cúc!

Mỗi người mỗi cảnh, chị cũng từng là một đứa trẻ sống với ba, khi ba đi bước nữa lúc chị 6 tuổi. Mỗi tuần chị vẫn gặp mẹ và chị rất yêu ba mẹ, lúc đó chị không hiểu và rất buồn khi thấy hình ba và dì cưới nhau. Chị không chịu, đòi ba phải hủy đi, ba chỉ nói rằng lớn lên con sẽ hiểu. Thời gian sống bên dì chị cảm nhận dù dì không thể thương mình như con dì nhưng dì rất tốt và hoàn toàn không ghen tỵ với mẹ.

Dì lo cho chị, trò chuyện lúc vui buồn cùng chị nhưng không bao giờ ngăn cản hay khó chịu khi chị và mẹ thương yêu nhau. Vì dì nói con người phải biết cội nguồn, đó là điều thiêng liêng. Thời gian nuôi nấng chăm sóc cho chị nhiều hơn cả mẹ. Chị lớn lên nhờ công ơn dì dạy dỗ và mẹ chị là người hưởng những thành quả đó. Dì không đòi hỏi chị thương dì nhiều hơn thương mẹ, vì dì nói dì đã có ba thương, chỉ muốn mọi thành viên trong gia đình mình được hạnh phúc, muốn chị và em trai (con dì và ba) hãy thương yêu nhau, chị rất thương yêu em mình.

Bây giờ chị đã có gia đình và thật lòng mà nói chị nhớ thương dì nhiều hơn cả mẹ. Chị chỉ muốn tâm sự với dì vì thực sự dì là một người bạn, một người tri kỉ luôn làm cho chị biết vơi đi những buồn phiền và biết sống vị tha. Bây giờ chị lại là người lo cho em chị ăn học, chị biết ơn dì vì nhờ dì mà chị bớt đi gánh nặng lo cho sức khỏe của ba. Cuối cùng chị có 2 người mẹ chứ không phải một.

Điều trớ trêu là chị cũng yêu và lấy một người đã ly hôn và có một con gái 6 tuổi như chị ngày xưa. Ai cũng ích kỉ và có quyền đòi hỏi hạnh phúc cho mình, chị cũng bị bạn bè và đồng nghiệp ngăn cản, cũng bao lần đắn đo muốn chia tay vì sợ những điều như mọi người nói. Chị dễ nhìn, thành đạt và rất nhiều người theo đuổi nhưng rồi anh đã làm chị không thể ra đi.

Lúc đó chị 23 tuổi, rất ngượng ngùng khi bỗng dưng có con, làm mẹ. Rồi mọi chuyện cũng êm xuôi, chị làm theo cái cách mà dì đã làm cho chị và sau 5 năm cuộc sống gia đình chị thật sự hạnh phúc, con chị và con anh rất thương yêu nhau và con anh lúc nào cũng thích ở bên chị hơn mẹ. Thực ra trẻ con rất nhạy cảm nhưng lại mau quên, nó dễ dàng cảm nhận mình thật sự thương nó hay không và nó sẽ đối xử với mình như mình đã đối xử với nó.

Trẻ con có công việc của nó, học hành bạn bè, thời nay nó bận rộn không kém người lớn nên cũng không làm phiền chúng ta lắm đâu. Chỉ cần một chút thương yêu, một chút quan tâm là đã ổn. "Gái có công chồng chẳng phụ", điều mà chị nhận được là tình yêu của anh ngày càng nhiều hơn khi chị và con anh hòa hợp.

Anh càng cố gắng trở thành một người chồng tốt, chung thủy và xem chị là tất cả. Nhìn lại bạn bè xung quanh chị chưa thấy ai hạnh phúc hơn mình, vợ cũ của anh thỉnh thoảng vẫn liên lạc với anh về vấn đề của con và tuyệt nhiên không làm gì phiền phức khó dễ đến anh và chị. Anh thì rất rõ ràng minh bạch, tất cả chỉ cần sự độ lượng, bao dung vị tha.

Khi ta cho đi cuối cùng ta sẽ nhận được tất cả, cũng có thể chị may mắn hơn hoàn cảnh của em vì không phải lo kinh tế, tất cả anh lo hết, và chỉ có một con riêng của chồng. Nhà có bảo mẫu lo phụ chăm sóc con anh, nên hầu như chị cũng chẳng mấy tốn công sức. Mỗi người mỗi cảnh, chưa chắc lấy một người độc thân đã là tốt, số phận cả thôi. Chồng độc thân thì không ít anh lại lăng nhăng vợ bé con rơi, đôi khi người có con riêng lại biết quiý trọng hạnh phúc mà gìn giữ nó.
Về Đầu Trang Go down
fantasy6666
GOOD_MEMBER
GOOD_MEMBER
fantasy6666


Tổng số bài gửi : 14
Registration date : 10/12/2011

CHUYEN KHO TIN NHUNG CO THAT Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHUYEN KHO TIN NHUNG CO THAT   CHUYEN KHO TIN NHUNG CO THAT Icon_minitimeSun Dec 11, 2011 9:21 pm



Anh đã không lập gia đình để giữ trọn lời hứa với tôi



Đã 18 năm trôi qua rồi tôi cứ nghĩ anh đã lập gia đình và con cái đề huề, nào ngờ... Giờ anh cũng đã trở thành cha, cha của cả một đàn con bên đạo của anh. Tôi thật khâm phục anh, vì anh đã làm được những điều mình đã nói, anh bất chấp tất cả. (Hương)

Từ: Huong Minhhuong
Đã gửi: 08 Tháng Mười Hai 2011 10:25 SA

Ngày ấy tôi và anh cùng học chung lớp, anh là người sôi nổi hoạt bát còn tôi là một cô bé không đến nỗi nhút nhát nhưng hơi trầm tính. Ngày đầu tiên đến nhận phòng ở ký túc xá, tôi đã gặp anh đứng ngay cửa phòng, anh nói gì đó tôi chẳng để ý và cũng chẳng thèm để ý đến anh, vì lúc đó tôi không đẹp nhưng cũng khá dễ thương nên được rất nhiều chàng ở khu ký túc xá để ý.

Lúc đó tôi sợ lắm, không dám quen ai và cũng có phần ỷ lại, kệ để họ theo mình cho vui chứ yêu làm chi cho mệt. Rồi tình yêu của anh cũng thuyết phục được tôi, chúng tôi yêu nhau với tình yêu trong sáng, mỗi lần anh về quê tôi rất buồn và anh cũng thế. Có khi chúng tôi nghĩ nếu mình thiếu nhau thì chắc khó sống lắm, cuối tuần hai đứa hì hục đạp xe đạp đi vườn trái cây cách ký túc xá cả trăm cây số vậy mà vẫn vui.

Thế mà niềm vui có bao giờ đến với tôi lâu đâu, anh không hề phản bội tôi và tôi cũng thế, đơn giản chỉ vì anh là đạo công giáo nên ba mẹ tôi không chấp nhận. Chúng tôi ngậm ngùi gạt nước mắt chia tay, khi chia tay anh đã nói với tôi rằng "anh sẽ không yêu ai khác ngoài em và con đường anh chọn bây giờ là khi tốt nghiệp xong anh sẽ đi tu".

Tôi cứ nghĩ anh nói cho tôi vui nào ngờ ngày tốt nghiệp ra trường và cũng là lần cuối cùng chúng tôi không còn cơ hội gặp lại nhau nữa. Tôi về lại quê chờ việc làm còn anh ở lại Cần Thơ và vào nhà thờ. Đã 18 năm trôi qua rồi tôi cứ nghĩ anh đã lập gia đình, con cái đề huề, nào ngờ...

Giờ anh cũng đã trở thành cha, cha của cả một đàn con bên đạo của anh. Tôi thật khâm phục anh, vì anh đã làm được những điều mình đã nói, anh bất chấp tất cả. Tôi yêu anh nhiều lắm nhưng tôi phải buông tay anh ra để anh đi tìm chân lý của đời anh, giờ đây chỉ một phút nghĩ về nhau cũng đủ rồi.

Và có lẽ trong suốt cuộc đời này chúng ta sẽ không bao giờ còn cơ hội gặp lại nhau nữa. Nhưng tôi tin ở phương trời nào đó anh vẫn vui và vẫn hạnh phúc với những người con ngoan đạo của anh. Giờ tôi cũng đã có gia đình và có con nhưng đôi lúc nghĩ về mối tình đầu với anh, tôi cảm thấy chạnh lòng.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





CHUYEN KHO TIN NHUNG CO THAT Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHUYEN KHO TIN NHUNG CO THAT   CHUYEN KHO TIN NHUNG CO THAT Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
CHUYEN KHO TIN NHUNG CO THAT
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Anh gia dinh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Q9A1-THANGLONG-UNIVERSITY :: HOT NEWS FROM NEWPAPERS-
Chuyển đến