Q9A1-THANGLONG-UNIVERSITY
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Q9A1-THANGLONG-UNIVERSITY

ÁO XƯA DÙ NHÀU, CŨNG XIN BẠC ĐẦU GỌI MÃI TÊN NHAU !!!
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Nếu mai này Mẹ hiền có mất đi.... như đóa hoa không mặt trời... như trẻ thơ không nụ cười... ngỡ đời mình không lớn khôn thêm... như bầu trời thiếu ánh sao đêm......!!!

 

 Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
ADMIN
ADMIN_Q9A1
ADMIN_Q9A1
ADMIN


Nam
Tổng số bài gửi : 106
From : GREAT HEAVEN
Hobbies : MONEY
Registration date : 16/08/2008

Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Empty
Bài gửiTiêu đề: Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng   Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Icon_minitimeWed Sep 10, 2008 3:52 pm

I love you

Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng

Năm 2007 qua đi, để lại đằng sau bao nhiêu sự kiện xôn xao cộng đồng "cư dân mạng" mà có lẽ qua năm 2008 người ta vẫn nhắc đến. Xin mạn phép không tổng kết mà chỉ nêu lên một vài sự kiện được xếp vào hàng "cực hot" làm tấp nập entry trên các blog Việt.

Chém gió quen tay, cogaidolong gặp vạ!...

Giới "giang hồ" chăm chỉ lướt web và lượn lờ các blog đồn đại khá nhiều về cogaidolong - một "nữ nhân" được xếp vào hàng cao thủ blog với những entry độc chiêu nhắm vào những nhân vật đình đám trong làng giải trí. Người ta dẫn link cho nhau, không quên bình phẩm vài lời về sự lợi hại và khả năng dùng bàn phím "chém gió" như thần của cô.

Với những lợi thế của một phóng viên, khi thì chỉ dăm nét chấm phá, có lúc lại dùng hẳn một seri bài chuyên "zoom" vào một sao nào đó, cogaidolong được liệt vào hàng "cao thủ" với giọng văn khá sắc sảo và nhiều thông tin hậu trường. Cũng vì thế, tổng đàn (blog) của cô được rất nhiều lượt truy cập, người vì tò mò, kẻ vì hâm mộ, lại có người ganh ghét...

Các sao phần ngán phóng viên, phần e dè dư luận nên cũng chẳng mấy người ý kiến. Vậy là cogaidolong cứ chém gió, ngứa mắt ai là chém, chém không biết mệt. Nhưng lần này, cogaidolong gặp đối thủ - Phương Thanh đâm đơn kiện bloger này với lý do xúc phạm nghệ sỹ và đưa tin sai sự thực. Cơ mà cogaidolong cũng chẳng phải tay vừa, bloger này tuyên bố “chiến” với Phương Thanh tới cùng khiến dân mạng được một phen hồi hộp theo dõi trận chiến vô tiền khoáng hậu, có một không hai, chưa có trong “lịch sử kiện tụng” nước ta: Một bên là "đại cao thủ blog" kiêm nhà báo - còn một bên là một ca sỹ nổi tiếng "không ngán ai".

Khi mà cơ quan chức năng chấp nhận đơn kiện của Phương Thanh, cũng là lúc cogaidolong cảm thấy yếu thế. Cũng nhân vụ này, người ta một lần nữa đặt ra câu hỏi: việc một người dùng blog của mình để tuyên truyền, đưa những thông tin nhạy cảm, ảnh hưởng danh dự và nhân phẩm người khác, liệu có còn là "chuyện cá nhân"?


Ảnh minh họa



Đành rằng, "blog của tôi, tôi muốn viết gì thì viết", nhưng khi đưa lên đó những thông tin riêng tư, thông tin ảnh hưởng tới nhiều người và cho phép nhiều người cùng đọc và phản hồi, liệu "Chuyện của tôi" có còn là của riêng ai đó?
Cơ quan chức năng đã có quyết định cuối cùng, phần thắng đã nghiêng về Phương Thanh, cogaidolong phải công khai xin lỗi Phương Thanh. Vậy là giờ đây, không phải cứ lập blog ra rồi muốn viết gì thì viết, muốn xúc phạm ai, mang chuyện đời tư của người khác ra để bàn tán, bình phẩm, bới móc để câu kéo page view, để được nổi tiếng.

Vô tình lộ diện, Vàng Anh sự nghiệp tiêu tan

Khi kết cục của "trận chiến" giữa cogaidolong và Phương Thanh chưa được định đoạt, thiên hạ lại được phen ầm ỹ, xôn xao bởi tin đồn có một clip ghi lại những cảnh "nóng" của nữ diễn viên đóng vai Vàng Anh - một biểu tượng cho hình ảnh nữ sinh trong sáng, chăm ngoan, hiếu thảo, lễ phép... trong chương trình "Nhật Ký Vàng Anh" của Đài Truyền hình Việt Nam.

Chỉ trong một đêm, đoạn phim đầu tiên đã được phát tán. Kéo theo đó là cuộc săn lùng clip nóng này diễn ra sôi động, hình tượng Vàng Anh nhanh chóng sụp đổ. Ở đây, xin không nhắc lại những tranh luận bình phẩm về đời tư hay hành xử của nữ diễn viên này. Điều đáng nói chính là sức phát tán nhanh chóng và rộng rãi của "clip người nổi tiếng" khiến chúng ta nhớ lại những vụ tung ảnh khỏa thân, phim sex của nhiều ngôi sao lên mạng trước đó.

Cơ chế "truyền thông mở" của internet không chỉ cho phép người ta "vui vẻ sẻ chia" mà còn là phương tiện có thể gây nên những vết dầu loang trên thanh danh và sự nghiệp của bất kỳ ai. Nhân điều này, còn nhớ một phóng viên - lại là một phóng viên - đã có sự vui vẻ đầy ác ý khi đưa lên blog của mình những tài liệu với nhan đề "Người của công chúng tác nghiệp trong nhà nghỉ".

Ảnh, đơn thư của người chồng bị "cắm sừng" cho đến Bản tường trình của người phụ nữ nọ sau "sự cố"... tất tật đều được "share". Mặc dù phần tên của các nhân vật chính đã được bôi mực đen, nhưng chỉ bằng một thao tác nhỏ với photoshop, người ta có thể dễ dàng phóng to lên và biết "người của công chúng" đó danh tính là gì. Một sức mạnh mới "viết lại những quy tắc truyền thông"?

Năm 2007 còn đánh dấu nhiều sự kiện xã hội thu hút sự chú ý của cư dân mạng, như vấn đề phải bản quyền của Microsoft, việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên đối thoại trực tuyến với người dân v.v.. Các diễn đàn của thanh niên và thậm chí là của "tuổi teen" đã hướng đến những sự kiện chính trị, chủ quyền của đất nước. Năm 2007 cũng ghi nhận sự chuyển biến trong nhận thức về thông tin của người dân. Thay cho việc thụ động làm "đối tượng tiếp nhận thông tin", họ đã chọn lọc các thông tin đúng, sai thông qua internet và sẵn sàng phản bác, tranh luận với các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý. Việc một cơ quan báo chí đưa tin sai hoàn toàn có thể tạo nên một làn sóng phản hồi trên mạng và có tầm ảnh hưởng rất lớn.

Đã đến lúc những thông tin trên mạng không còn là "ảo", là vớ vẩn, vô bổ… mà thật sự tác động vào cuộc sống thực của chúng ta. Từ các blog, các đoạn phim trên Youtube, những bức ảnh kỹ thuật số sống động... cho đến những phản hồi trên các trang báo điện tử, những con người "vô danh" bình thường nhất có thể cho thế giới biết điều họ muốn. Tập hợp và hỗ trợ họ lại chính là những diễn đàn, những luồng ý kiến - thông tin, những phản hồi chia sẻ thông qua truyền thông đa phương tiện.... Và như thế, phải chăng đã đến lúc viết lại các quy tắc truyền thông? "Sóng ngầm" đã nổi!
Về Đầu Trang Go down
http://q9a1-thanglong.friendhood.net
q9a1_member
Q9A1_SWEET-HEART
Q9A1_SWEET-HEART
q9a1_member


Nam
Tổng số bài gửi : 28
From : DARKNESS
Hobbies : MONEY
Registration date : 23/08/2008

Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Empty
Bài gửiTiêu đề: Tám điều cần biết về vàng và kinh doanh vàng   Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Icon_minitimeThu Oct 09, 2008 3:33 pm

Tám điều cần biết về vàng và kinh doanh vàng




1. Vàng là một loại hàng hóa đặc biệt vì nó được sản xuất ra để tích lũy trong khi các loại hàng hóa khác được sản xuất để tiêu dùng. Về cơ bản tất cả vàng trong lịch sử đều tồn tại trên mặt đất tuy nhiên vàng vẫn rất hiếm.

Toàn bộ lượng vàng này là khoảng 155.000 tấn. Nếu đem tất cả bỏ vào một cái thùng thì kích thước của nó sẽ là: 8000 m3, khối lượng này tương đương 1/5 đáy của tượng đài Washington hay 3.25 kích thước của một hồ bơi Olympic.

2. Nguồn cung của vàng là nguồn cung phía trên mặt đất

Vì vàng được tích lũy và không được tiêu dùng nên nguồn cung của vàng là nguồn cung từ phía trên mặt đất. Sự thật này làm thay đổi mọi thuật ngữ trong việc phân tích vàng.

Giá vàng vẫn hoạt động thông qua cung cầu nhưng nguồn cung thì lại không chỉ là những gì được khai thác hàng năm mà lịch sử đã chỉ ra rằng chỉ có sự gia tăng trong nguồn hàng phía trên mặt đất, hàng năm là xấp xỉ 1.7%. Hơn nữa, nguồn cung vàng là tất cả khối lượng vàng tồn tại trên mặt đất đơn giản là vì vàng khai thác ngày hôm nay cũng chẳng khác gì vàng được khai thác từ thời la mã cổ đại.

Nguồn cung vàng trong ngắn hạn về cơ bản là không đổi vì sản lượng khai thác mới không thể thay đổi nhanh được. Do đó, giá vàng giờ đây chỉ được xác định dựa trên lượng cầu.


Ta thường nghe rằng giá vàng được quyết định bởi nhu cầu vàng nữ trang, điều này hoàn toàn không chính xác. Cũng như việc đường ướt không thể gây ra mưa thì giá vàng không hề phụ thuộc vào nhu cầu vàng nữ trang. Điểm mấu chốt ở đây không phải là hình dạng của vàng khi nó được tạo ra mà là mục đích mà con người sử dụng. Hầu hết các loại nữ trang đều đòi hỏi vàng phải có độ tinh khiết cao là do đặc tính liên quan đến tiền tệ của vàng chứ không phải là do để trang trí.

Do đó, giá vàng – hay chính xác hơn vì vàng là tiền – nên tỷ giá vàng đối với tiền tệ của từng quốc gia phụ thuộc vào nhu cầu về tiền mà một số người thường nhầm lẫn gọi là nhu cầu đầu tư. Điều này là khá rõ ràng vì trong tổng số vàng cố trên mặt đất thì 80% được tích trữ cho mục đích liên quan đến tiền mà không là vì thời trang hay trang trí hay bất kì lý do nào khác.

3. Vàng là tiền. Quan sát nhu cầu về tiền tệ này hàm ý rằng vàng là tiền. Nói cách khác, vàng được tích trữ là do tính hữu dụng rất cao của nó phát sinh từ những người biến nó thành tiền.

Lợi thế của vàng như tiền là rất lớn. Có lẽ điều quan trọng nhất trong thời buổi được đánh dấu bởi tình trạng lạm phát, thì vàng là loại tiền không bị ảnh hưởng bởi các quyết định của chính phủ.


Một nhân tố khác ủng hộ cho vàng chính là một núi nợ và các sản phẩm phái sinh tài chính đang treo lơ lửng trên đầu nền kinh tế toàn cầu. Vàng là loại tiền duy nhất không phụ thuộc vào lời hứa của bất kì ai, điều này giải thích tại sao vàng được gọi là “tiền thông thái”.

4. Vàng là một sản phẩm thay thế cho đô la Mỹ

Đồng đô la Mỹ đang gặp khó khăn vì nó đang bị định giá thấp – nó đang bị lạm phát là do những đồng đô la mới được tạo ra được dùng để tài trợ cho thâm hụt ngân sách chính phủ và những khoản nợ cá nhân cũng như công cộng khác. Lạm phát đã làm giảm sức mua của đô la theo thời gian. Kết quả là, ngày càng có nhiều người quay trở lại với vàng như là một loại tiền được ưa chuộng hơn.

Đã từng có lúc đô la được xem như “tốt như vàng”. Đô la làm được điều này là do trước đây trong chế độ bản vị vàng (chấm dứt hoạt động vào tháng 8/1971) nó được định giá theo vàng. Dưới hệ thống này, vàng và đô la có thể đổi cho nhau và có giá trị gần như bằng nhau. Nhưng giờ đây điều này đã không còn đối với những người còn nắm giữ đồng đô la. Theo tính toán trong một chừng mực nào đó, thì đô la đã mất đi 90% sức mua kể từ thời điểm đó.

Mặc cho những khó khăn mà đô la gặp phải, nó vẫn tiếp tục vai trò chu chuyển của tiền tệ. cũng có những dự đoán tương tự tạo ra môi trường cạnh tranh với vàng và giúp gia tăng nhu cầu đồng đô la. Kết quả là trái ngược với mối tương quan lẫn nhau dưới chế độ bản vị vàng, thì vàng và đô la trở thành đối thủ của nhau. Sự thật vàng chính là đối thủ chính của đô la. Chúng cạnh tranh với nhau để được nắm giữ nhiều hơn và nhu cầu về mỗi loại chính là điều quyết định tỷ giá của chúng, hay cái mà ta gọi là giá của vàng.

Mối quan hệ về nhu cầu vàng và đô la cũng giải thích tầm quan trọng của lãi suất thực đô la, vốn cần được tăng theo thời gian nhằm khuyến khích người ta nắm giữ đô la thay vì nắm giữ vàng

5.Vàng bảo tồn ngang giá sức mua

Vàng bảo vệ cho ngang giá sức mua, nhưng có một cách khác để mô tả đặc tính đặc biệt này của vàng. Đừng xem giá vàng đang tăng mà hãy xem xét sức mua của đô la đang giảm. kết luận có thể được làm rõ bằng cách nhìn vào giá cả hàng hóa dịch vụ theo vàng cũng như đô la.

6.Giá trị của vàng được quyết định bởi thị trường

Giá trị của vàng đến từ sự hữu dụng của nó chứ không phải từ ngân hàng trung ương. Hiểu được việc thị trường là nhân tố quyết định giá vàng là một điều quan trọng mặc dù ngân hàng trung ương muốn bạn hiểu theo cách khác. Ngân hàng trung ương nói cho bạn những gì bạn muốn nghe. Họ muốn bạn nghĩ rằng họ kiểm soát giá vàng, vì điều này làm cho họ dễ dàng hơn trong việc cải thiện nhu cầu về đồng đô la. Nhưng sự thật lại hơi khác. Thị trường quyết định giá vàng, cũng như nó quyết định giá bức tranh của picasso hay là một ổ bánh mì.

Ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường vàng cũng như đã làm với các thị trường khác. Lí do cho việc cố gắng kiểm soát giá vàng thì khá đơn giản. bằng cách giữ giá vàng ở mức thấp, ngân hàng trung ương sẽ làm cho đồng đô la trông có vẻ tốt hơn. Với việc can thiệp này ngân hàng trung ương đang cố làm cho đồng đô la trở thành một đồng tiền quan trọng của thế giới trong khi sự thật lại không phải như vậy.

Vàng là thước đo dùng để đo lường xem liệu đồng tiền của một quốc gia có được quản lý tốt hay không. Vì vậy bằng cách giữ cho giá vàng ở mức thấp, ngân hàng trung ương đã tạo ra nhu cầu cao hơn cho đồng đô la. Việc can thiệp này cũng khá phù hợp với quan niệm của một số chính phủ. Cụ thể, họ sẽ sử dụng mọi quyền lực trong tay để duy trì củng cố địa vị và quyền lợi mà họ được hưởng từ những người dân phải nộp thuế.

Mặc dù ngân hàng trung ương không kiểm soát thị trường vàng, nhưng họ lại có thể gây ảnh hưởng lên giá vàng. Nhưng điều quan trọng là sự ảnh hưởng này ngày càng ít đi. Ngân hàng trung ương đã bán đi gần hết số vàng mà họ có, vì vậy lượng vàng họ năm giữ hiện nay chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng lượng vàng tồn tại trên mặt đất. sau chiến tranh thế giới thứ hai, khoảng 68% lượng vàng hiện hữu là thuộc sở hữu của các ngân hàng trung ương. Giờ đây con số này chỉ còn khoảng 10%.

Càng nắm giữ ít vàng thì ngân hàng trung ương càng có ít ảnh hưởng lên giá vàng, đây là một trong những lí do tại sao ngày nay ngân hàng trung ương không còn là nhân tố quan trọng như trước kia.

7.Vàng đang ở trong một thị trường đang lên

Vàng bắt đầu tăng giá từ năm 2001. đồng tiền của các quốc gia gặp càng nhiều vấn đề thì vàng vẫn sẽ tiếp tục tăng cao hơn. Nhưng câu hỏi đặt ra là cao hơn bao nhiêu?

Tất nhiên là không ai biết được điều này vì không bao giờ có một sự chắc chắn khi tham gia thị trường.Tuy nhiên trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện vào tháng 10/2003 tại Barron, tôi đã nhận ra mức $8000 như là mục tiêu của mình trong vòng 10 – 12 năm tới. Tôi cũng xác nhận lại một lần nữa mục tiêu đó và khỏang thời gian còn lại là 7 – 9 năm trong một buổi phỏng vấn sau đó cũng diễn ra tại Barron vào tháng 05/2006. Bây giờ trước khi bạn cho rằng mục tiêu đó là thái quá, hãy xem xét điều sau: phải mất $10 để mua được cái mà vào những năm 1970 ta chỉ mất có $1. Ta cũng thấy rằng vàng tăng từ $35 vào thời điểm đó lên $800 vào năm 1980. tôi mong chờ lịch sử lặp lại, vàng đạt được cùng một mức độ gia tăng, nhưng kết quả đồng đô la phải tăng giá hơn 10 lần để bù vào phần mà ngang giá sức mua bị mất. Do vậy tôi kỳ vọng vàng sẽ tăng từ $359 năm 2003 lên trên $8000 chỉ trong một thập kỉ.

8.Mua vàng vật chất chứ không phải vàng giấy

Cần phải rất cẩn trọng khi mua vàng vì vấn đề phát sinh liên quan đến đô la và tiền tệ của một quốc gia đang được cảnh báo. Vàng cung cấp một cách đơn giản để đa dạng hóa và phòng ngừa rủi ro cho tiền tệ, nhưng cần phải chắc chắn rằng bạn mua kim loại vàng chứ không phải giấy. Có một điểm khác nhau quan trọng giữa việc sở hữu vàng kim loại và một lời hứa trả bằng kim loại, nhiều lúc lời hứa đó chỉ đáng giá bằng tờ giấy mà nó được ghi lên.

Ví dụ về vàng vật chất mà bạn có thể nắm giứ là: tiền xu, vàng thỏi, đồ trang sức có độ tinh khiết cao. Còn vàng giấy là những chứng chỉ vàng được phát hành bởi các ngân hàng và kho bạc, các tài khoản vàng và các quỹ đầu tư được niêm yết trên sàn NYSE. Với những sản phẩm này bạn chỉ nắm giữ một tấm giấy hơn là nắm giữ vàng. Chúng cho bạn tiếp xúc với giá vàng nhưng đôi khi rủi ro có thể xảy ra là bạn không thể nhận được vàng vào lúc bạn cần.

Kết luận

Mục tiêu của bài viết ngắn này là giới thiệu nguyên tắc mua vàng và sở hữu vàng vật chất nhưng có một mục tiêu khác quan trọng hơn. Đó là trình bày lý do có thể giúp người ta sử dụng lí do chứ không phải là tình cảm trong phân tích bản chất và tính hữu dụng của vàng.

Vàng có thể không dành cho tất cả mọi người nhưng một cái nhìn sơ lược về nó chẳng làm tổn thương ai. Tám điều trên đây cần được xem xét một cách thận trọng để hiểu rõ hơn về vàng, đây là bước đầu tiên để quyết định xem liệu vàng có hữu ích với bạn hay không.

James Turk – goldmoney.com
Về Đầu Trang Go down
q9a1_member
Q9A1_SWEET-HEART
Q9A1_SWEET-HEART
q9a1_member


Nam
Tổng số bài gửi : 28
From : DARKNESS
Hobbies : MONEY
Registration date : 23/08/2008

Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Empty
Bài gửiTiêu đề: Sơ lược về sàn giao dịch vàng Sài Gòn do Ngân hàng Á Châu (ACB) tổ chức   Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Icon_minitimeThu Oct 09, 2008 3:36 pm



Sơ lược về sàn giao dịch vàng Sài Gòn do Ngân hàng Á Châu (ACB) tổ chức

Sàn giao dịch vàng Sài Gòn do Ngân hàng Á Châu (ACB) tổ chức chính thức đi vào hoạt động từ ngày 25/5/2007. Có 9 thành viên tham gia sàn giao dịch cùng với ACB, gồm các đơn vị có giấy phép kinh doanh vàng: Eximbank, Công ty SJC, Ngân hàng Việt Á, Ngân hàng Phát triển nhà TPHCM, Ngân hàng cổ phần Sài Gòn... Lúc đầu, đây là nơi giao dịch dành cho cac tổ chức; cuối năm 2007, mới cho phép nhà đầu tư cá nhân tham gia.

Hiện tại ở Hà Nội, sàn giao dịch vàng ACB đặt trụ sở tại tầng 5 tòa nhà 186 Bà Triệu.

Mặc dù giá trị giao dịch mỗi ngày tại sàn giao dịch vàng đạt trên dưới 5.000 tỷ đồng (gấp nhiều lần giá trị giao dịch chứng khoán), nhưng những thông tin về sàn giao dịch vàng này lại qua ít ỏi khiến các nhà đầu tư chưa nắm bắt được cách thức tham gia sàn giao dịch này.

Cách thức tham gia

Để tham gia đầu tư vàng, nhà đầu tư cần mang bản sao chứng minh thư nhân dân và hộ khẩu đến các địa điểm giao dịch của ACB để mở 4 tài khoản gồm tài khoản nộp tiền, rút tiền, gửi vàng và rút vàng.

Để có thể giao dịch, cần phải ký quỹ 7% giá trị giao dịch, phần còn lại sẽ được ACB cho vay theo hạn mức tín dụng được cấp (tối đa là 30 tỷ đồng đối với cá nhân). Theo một nhân viên của ACB, hiện chưa có nhà đầu tư nước ngoài nào tham gia giao dịch trực tiếp, có thể là do yêu cầu phải có sổ hộ khẩu khi mở tài khoản.

Khối lượng giao dịch tối thiểu là 50 lượng và bước nhảy về giá là 1.000 đồng/lượng nhưng không có giới hạn biên độ giao động giá. Mỗi lần mua hoặc bán, nhà đầu tư sẽ phải trả phí cho ACB là 2.000 đồng/lượng. Như vậy, với 1 lần mua và bán khối lượng tối thiểu 50 lượng, sẽ mất khoản phí 400.000 đồng.

Cách thức đặt lệnh và khớp lệnh trên sàn giao dịch này về cơ bản cũng giống như trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, có một điểm nhà đầu tư cần chú ý là bản thân ACB cũng được phép kinh doanh vàng, vì vậy, nếu lệnh mua hoặc bán của nhà đầu tư trong mức giá ACB công bố, ngân hàng này sẽ tự động giao dịch trực tiếp với bạn mà không cần nhập lệnh vào sàn nữa. Mức giá khớp lệnh chính là giá bạn đặt, chứ không phải mức giá thị trường đang khớp trên sàn giao dịch vàng.

Thời gian giao dịch diễn ra từ 8h00 đến 11h00 sáng và 13h00 đến 16h00 chiều từ thứ Hai đến thứ Sáu, riêng thứ Bảy chỉ giao dịch buổi sáng. Để tiến hành giao dịch, nhà đầu tư phải trực tiếp đến sàn chứ không thể giao dịch qua điện thoại hay Internet. Kết quả khớp lệnh cũng không được nhắn tin thông báo mà phải hỏi trực tiếp nhân viên nhận lệnh.

Những điểm khiến đầu tư vàng hấp dẫn hơn chứng khoán là việc chỉ phải nộp tiền ký quỹ 7% giá trị giao dịch là đã có thể mua bán. Giả sử vàng đang là 2.000.000 đồng/chỉ, tối thiểu phải mua hoặc bán là 50 lượng, tức tổng giá trị giao dịch là 1 tỷ đồng thì bạn chỉ cần có trong tay khoản tiền gửi là 70 triệu đồng. Như vậy, nhà đầu tư có thể đầu tư gấp 14 lần số vốn tự có của mình.

Trong khi với chứng khoán, mặc dù luật cho phép chỉ ký quỹ 70% nhưng đa phần các công ty chứng khoán đều bắt nhà đầu tư phải có đủ 100% ký quỹ mới cho phép giao dịch. Thêm vào đó, nhà đầu tư được phép mua bán vàng ngay trong ngày, chỉ cần có đủ số ký quỹ là được phép giao dịch. Đồng thời, cũng còn có thể thực hiện nghiệp vụ mua bán khống.

Do bạn đầu tư chủ yếu bằng tiền vay của ngân hàng, nên ACB sẽ yêu cầu khách hàng nộp thêm tiền ký quỹ ngay trong ngày khi tỷ lệ tổng giá trị tài sản ròng/tổng dư nợ vay chỉ còn 5% (tỷ lệ cảnh báo). Nếu tỷ lệ tiếp tục biến động xuống 4% (tỷ lệ xử lý) thì ACB sẽ có toàn quyền xử lý tài sản của bạn để đảm bảo mức an toàn cho Ngân hàng.

Lợi nhuận lớn bao giờ cũng đi kèm rủi ro cao, nếu mức lỗ 7% vẫn nằm trong khả năng chịu lỗ (trên lý thuyết) đối với đầu tư chứng khoán thì với đầu tư vàng, coi như bạn đã phá sản.


Ví dụ minh họa về cách đầu tư vàng truyền thống
và đầu tư vàng trên sàn giao dịch vàng

Mặc dù, khi tỷ lệ ký quỹ giảm xuống 4% thì ACB có quyền xử lý tài sản của nhà đầu tư, nhưng trong hợp đồng cũng ghi rất rõ là ACB không có nghĩa vụ xử lý tài sản của nhà đầu tư ngay lúc đó. Vì thế, có khả năng họ sẽ thua lỗ nhiều hơn nữa, thậm chí có khả năng phá sản.

ACB quy định lãi suất đối với tiền gửi thanh toán là 3%/năm, còn lãi suất vay vàng là 3%/năm, và vay tiền là 14,8%/năm; riêng đối với vàng gửi không được tính lãi. Nếu khách hàng vay và trả lại ACB ngay trong phiên giao dịch thì không phải chịu lãi suất này.

Giới đầu tư vàng gọi đây là chốt trong ngày, không để qua đêm. Nếu mua vàng để qua đêm gọi là dương, vay vàng để bán chưa trả ngay gọi là âm và sẽ phải chịu lãi suất cao như kể trên.

Do giá vàng trên sàn giao dịch có sự chênh lệch với giá bên ngoài thị trường tự do, nên nhà đầu tư có thể rút vàng khi kết thúc giao dịch để đem ra ngoài bán kiếm lời.

Tuy nhiên, mới đây, ACB đã ra thông báo chỉ cho khách hàng rút tối đa số tiền là 10 tỷ đồng/ngày và 10 lượng vàng/ngày. Trong khi khối lượng tối thiểu để giao dịch là 50 lượng, như vậy nếu muốn ngừng giao dịch, rút vàng ra nhà đầu tư phải đợi tới 5 ngày.

Thêm vào đó, nhà đầu tư chỉ được rút vàng tại 5 địa điểm của ACB quy định tại TP. HCM. Vì vậy, nếu nhà đầu tư ở Hà Nội muốn rút vàng phải vào tận TP. HCM mới lấy được vàng…

Kinh nghiệm đầu tư

Để có thể tham gia đầu tư vàng hiệu quả, mỗi người cần biết một số kinh nghiệm sau. Nếu dự báo giá vàng thế giới tăng thì vay tiền ngân hàng đặt mua vàng. Khi giá vàng tăng đúng như dự báo thì bán ra kiếm lời.

Ngược lại, trường hợp dự báo giá vàng giảm thì vay vàng ngân hàng bán ra lấy tiền đồng. Khi giá vàng giảm mua lại trả ngân hàng. Nếu chẳng may dự báo sai, nhà đầu tư phải tính toán ngay trong ngày để chốt lời, cắt lỗ. Do mức phí là 4.000 đồng cho cả 1 lần bán và mua, nên chỉ cần giá chênh hơn 4.000 đồng là bạn bắt đầu có lãi.

Nếu những ngày bình thường, giá có thể lên xuống từng đợt sóng chênh nhau khoảng 20 - 30 giá. Do thị trường Việt Nam lệch múi giờ với thị trường Mỹ nên chỉ cần qua một đêm, giá vàng có thể biến động hàng trăm giá.

Do đó, tại thời điểm hiện nay, khi giá vàng thế giới biến động khó dự báo thì chỉ nên nhiều người chỉ dám lướt sóng trong ngày. Không nên để qua đêm vì như vậy sẽ phải chịu lãi suất vay, đồng thời rủi ro rất lớn. Nhà đầu tư mới tham gia tốt nhất nên gia nhập những nhóm nhà đầu tư đi trươc để tránh mắc sai lầm.

Do giá vàng trong nước chịu ảnh hưởng của giá vàng thế giới nên nhà đầu tư cần phải trang bị đầy đủ những kiến thức kinh tế vĩ mô, có khả năng phân tích dự báo tình hình kinh tế thế giới mới có khả năng dự báo được xu thế của giá vàng. Có rất nhiều nguồn thông tin trên mạng giúp nhà đầu tư tham khảo như trang web Sacombank.com.vn, Eximbank.com.vn, hay các trang nước ngoài như Kitco.com, Netdania.com, IgIndex.co.uk.

Ngoài ra nhà đầu tư có thể dùng một số phần mềm chuyên dụng như E-Trade, MetaTrader, Forex… để theo dõi và phân tích biến động giá vàng thế giới. Ngoài ra, có thể dùng các tính toán đơn giản, đáng tin cậy và được hầu hết các nhà phân tích sử dụng như Pivot Point, Fibonnacy Retracement, Risk Probability Calculator để xác định chiến lược đầu tư cho mình.



(Theo CafeF)
Về Đầu Trang Go down
q9a1_member
Q9A1_SWEET-HEART
Q9A1_SWEET-HEART
q9a1_member


Nam
Tổng số bài gửi : 28
From : DARKNESS
Hobbies : MONEY
Registration date : 23/08/2008

Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng   Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Icon_minitimeTue Oct 21, 2008 3:36 pm



Siêu xe drift tại Hà Nội

Chiếc coupe nổi tiếng của Aston Martin trình diễn những cú vẽ vòng tròn trên phố trong tiếng lốp rít chói tai.

Động cơ được thửa từ mẫu V12 Vanquish, dung tích 6,0 lít, công suất 450 mã lực. Tăng tốc 0-100 km/h mất 4,7 giây, tốc độ tối đa 300 km/h. Giá xuất xưởng tại Mỹ là 170.000 USD. Nếu nhập về dưới dạng xe mới và khai hải quan đúng giá xuất xưởng, DB9 có giá sau thuế trên 450.000 USD (7 tỷ đồng).





lol!

Ford GT Rally Video

Về Đầu Trang Go down
khach
Khách viếng thăm
Anonymous



Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Empty
Bài gửiTiêu đề: Thư gửi mẹ Mẹ thân yêu của con !   Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Icon_minitimeWed Nov 09, 2011 10:23 pm

Thư gửi mẹ

Mẹ thân yêu của con !


“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .

Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.

Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.

Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.

Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.

Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.

Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …

Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …

Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …

Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.

Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.

Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.

Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.

Đứa con ngốc nghếch của mẹ

Nguyễn Trung Hiếu- Ams Student
Về Đầu Trang Go down
khach
Khách viếng thăm
Anonymous



Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Empty
Bài gửiTiêu đề: Người mẹ nghèo ứa nước mắt khi đọc bài văn của con   Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Icon_minitimeWed Nov 09, 2011 10:27 pm


Người mẹ nghèo ứa nước mắt khi đọc bài văn của con


Đọc bài văn của Hiếu khi đang chạy thận ở bệnh viện, chị Hạnh ngỡ ngàng khi những lần tâm sự được con trai đưa vào bài. Ứa nước mắt, chị chỉ biết động viên Hiếu học thật tốt để thoát nghèo.

9h tối, gia đình Nguyễn Trung Hiếu, cậu học trò chuyên Lý trường Amsterdam, mới dùng xong bữa tối. Trong ngôi nhà trên phố Vĩnh Phúc (Ba Đình, Hà Nội), Hiếu loay hoay rửa bát, còn bà nội ngồi chăm ông.

"Từ lúc đi học về Hiếu đã kịp tắm rửa, thay quần áo đâu. Tôi đi chạy thận về từ trưa cũng chưa nghỉ ngơi vì người đến thăm liên tục", chị Nguyễn Thị Hạnh, mẹ Hiếu cho hay.

Ánh mắt đượm buồn, người đàn bà với thân hình nhỏ bé, nước da nhợt nhạt cho biết, cách đây hai hôm có người đến nhà tìm, hỏi chuyện. Cả chị và Hiếu đều không hiểu nguyên nhân. Sau đó, cô chủ nhiệm gọi điện thông báo bài tập làm văn của Hiếu được thầy dạy Địa gửi lên báo và mọi người quan tâm.

"Thực sự lúc đó tôi vẫn không biết đó là bài văn gì, vì tôi chỉ nhớ có một lần Hiếu mang bài văn về xin chữ ký mẹ, đó là bài tả về ông mặt trời. Cả Hiếu cũng không được báo trước khi bài văn nói về vai trò của đồng tiền được đăng báo", chị Hạnh nói.

Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Hieu_va_me

Hiếu và mẹ đều cho rằng đó là bài văn bình thường và hoàn cảnh của nhiều bạn khác còn khó khăn hơn. Ảnh: N.K.


Cánh tay trái vẫn hằn những vết tiêm sưng vù, chị cho hay, sáng 7/11 khi đang chạy thận ở bệnh viện, bác sĩ điều trị cười và hỏi "Nguyễn Trung Hiếu có phải con chị không". Nói rồi người bác sĩ khen "cháu viết văn rất hay, rất cảm động", sau đó in một bản đưa cho chị.

"Lúc ấy tôi chưa kịp đọc hết vì mọi người trong phòng bệnh chuyền tay nhau xem. Mãi đến khi về nhà mới xem kỹ thì hóa ra những điều Hiếu viết đều là chắp nhặt câu chuyện mà hai mẹ con thường nói với nhau", người mẹ bệnh tật tâm sự.

Đọc từng câu, từng chữ Hiếu viết, mắt chị đỏ hoe. Nhưng người mẹ ấy chỉ biết động viên Hiếu cố gắng học thật tốt để thoát nghèo. Chị cũng không thấy bất ngờ khi con trai viết bài này, bởi ngay từ bé Hiếu đã rất thương mẹ. Khi chị mới phát hiện bị suy thận, Hiếu đang nghỉ hè lớp 3, chuẩn bị lên lớp 4, cậu đã chạy đến van xin ông bà, nội ngoại "cứu mẹ cháu".

"Hiếu vẫn thường nói với tôi, mẹ là chỗ dựa, là động lực của con. Ở lớp có bạn bè, thầy cô, về nhà ông bà già yếu, bố bệnh tật, con chỉ có mình mẹ thôi, mẹ phải yên tâm chạy chữa", chị Hạnh nghẹn ngào.

Mặc dù vậy, chị cũng cho rằng, dù là viết thật, nhưng bài văn của Hiếu chỉ là bài kiểm tra ở lớp, không đạt giải thành phố hay quốc gia gì. Nhiều người quan tâm quá khiến gia đình chị thấy e ngại. "Mọi người giúp đỡ thì có ảnh hưởng gì đến hộ nghèo không. Nếu không trong diện hộ nghèo, không có bảo hiểm y tế thì tôi chỉ có con đường chết", chị nói.

Hiếu cũng bày tỏ: "Em nghĩ bên ngoài còn nhiều người khổ hơn em, khó khăn hơn gia đình em. Thế nên những nhà hảo tâm hãy quan tâm giúp đỡ trẻ em lang thang, cơ nhỡ, người già neo đơn, hay những người đang lay lắt với bệnh tật mà không thể có tiền chạy chữa".


Với sự hỗ trợ của Tienphongbank, em Nguyễn Trung Hiếu đã có tài khoản cá nhân. Mọi sự giúp đỡ xin gửi theo số tài khoản của Hiếu là 00054934 001, ngân hàng Tienphongbank.
Về Đầu Trang Go down
kkk
Khách viếng thăm
Anonymous



Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Empty
Bài gửiTiêu đề: BÀI HỌC LỚN TỪ NHỮNG ĐIỀU GIẢN DỊ   Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Icon_minitimeWed Nov 09, 2011 10:52 pm


BÀI HỌC LỚN TỪ NHỮNG ĐIỀU GIẢN DỊ

Thật xúc động khi đọc bài văn của cháu. Chú đã từng là người lính, cũng đã vượt qua những gian khó, nhưng không thể tưởng tượng được cháu và gia đình lại có nghị lực phi thường như vậy. Chú cũng như bao người lính khác đã và đang công hiến cho xã hội phải cảm ơn cháu và đặc biệt là cảm ơn bố, mẹ, ông bà cháu đã sinh ra cháu- Một công dân tốt cho xã hội, một người con hiếu thảo biết hy sinh cho gia đình và đặc biệt là không vì gia đình khó khăn thế mà vẫn tham gia công tác xã hội, biết vươn lên bằng con đường học tập. Chúc cháu và gia đình gặp nhiều may mắn trong thời gian tới. Mong bố, mẹ cháu sớm khỏe lại và nhìn thấy cháu trưởng thành.

CHIA SẺ

Chị hiểu hết những đau xót của em, vì đó cũng là nỗi đau của Chị , nhưng Hiếu ới em hãy tin Chi , một ngày nào đó em sẽ cảm ơn những tháng ngày đau khổ đó , ngày xưa Mẹ Chị bị người ta ăn hiếp quá nên đã ghi lên vách nhà chỗ nào cũng có nội dung "Thế lực kim tiền" lúc đó Chị học lớp 6 nhưng không hiểu sao Mẹ lại đau đơn đến như vậy , khi Chị 19 tuổi Chị bị một cơn bạo bệnh, Mẹ Chị mượn nợ lương rồi cứ trả dần thật sự lúc đó nhìn Mẹ Chị đi lấy những thức ăn của học sinh ăn không kịp bỏ cả tô còn sót lại, Mẹ Chị lấy đến bộ đồ đi làm của Mẹ bán cho người ta để lo cho Chị, hiện nay Chị có tất cả những gì ma mọi người mong muốn : nhà cửa, xe cộ, công ty và Chị đã cám ơn quá khứ đã nuôi ý chí cho Chị, Chị tin rằng em sẽ lấy đó làm động lực, hãy cố lên em nhé .

( NGUYEN MINH )

Trò nghèo trường Amsterdam viết về đồng tiền


Nguyễn Trung Hiếu đã thể hiện bài kiểm tra Văn bằng bức thư cho mẹ, nói lên suy nghĩ về sự hiện diện của đồng tiền trong gia đình nghèo. Khi bài viết của Hiếu được đọc trước lớp, cả cô và trò đều khóc.* Bài văn gây xôn xao của Nguyễn Trung Hiếu


Tại phòng chờ giáo viên của THPT Hà Nội - Amsterdam, Nguyễn Trung Hiếu (lớp 11 chuyên Lý) chưa hết bất ngờ khi bài văn kể về hoàn cảnh thực của gia đình quay cuồng trong túng thiếu lại được lan truyền như thế. "Em làm bài kiểm tra, cô yêu cầu viết thật cảm xúc nên em đã làm đúng như thế", cậu nói.

Hiếu cho hay, đây là bài tập làm văn đầu tiên của lớp 11. Cô giáo Đặng Nguyệt Anh giao 3 đề nghị luận để học sinh lựa chọn, đó là vấn đề tiền bạc, tình yêu và học sinh mặc đồng phục đi xe máy. Hiếu đã chọn đề bài quan điểm về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống "bởi đó là vấn đề em quan tâm nhất và phù hợp với hoàn cảnh của em".

Không viết theo cách thông thường, Hiếu thể hiện bài luận dưới dạng bức thư gửi mẹ. Đặt bút viết lúc 12h đêm, khi mẹ đã ngủ, Hiếu kể lại những gì mình đã, đang trải qua trong ngôi nhà có ông bà, bố mẹ, nhưng không ai còn sức lao động. Cuộc sống được duy trì bằng đồng lương hưu ít ỏi của ông, trong khi ông ốm liệt giường và mẹ Hiếu phải đi chạy thận.

Dù là "thư gửi mẹ" nhưng Hiếu không mong muốn mẹ đọc được bởi "đọc rồi mẹ sẽ nghĩ nhiều hơn, sẽ thấy khổ hơn". Khi em lên lớp 3 thì mẹ phát hiện bị suy thận, phải chạy một tuần 3 lần. Từ đó cho đến khi lên lớp 8, cậu con trai duy nhất trong nhà vẫn ngờ nghệch, chưa hiểu hết giá trị của đồng tiền.

"Lên lớp 8, em hiểu rằng gia đình khó khăn, tiền rất quan trọng để bảo toàn tính mạng cho mẹ và em bắt đầu dè dặt chi tiêu", Hiếu chia sẻ.

Đòi đi làm thêm để chia sẻ gánh nặng với gia đình nhưng mẹ không cho, Hiếu bắt đầu nhịn ăn sáng. Những hôm phải học cả ngày trên trường, Hiếu mang cơm với muối vừng để ăn. Cậu học trò lớp 11 chuyên Lý vì thế cao hơn 1,7 m, nhưng chỉ nặng 43 kg. Hiếu chưa bao giờ kể về hoàn cảnh gia đình mình với các bạn vì sợ người khác phải bận tâm. Cậu xác định nhà nghèo phải học giỏi, không chỉ Lý mà tất cả môn.

Cố nén những giọt nước mắt chực trào, bằng giọng nghèn nghẹn, Hiếu cho biết, nhiều lúc chứng kiến bố mẹ vật lộn với thiếu thốn, với những bữa cơm không đủ chất, cậu chỉ ước rằng giá như gia đình mình được đủ đầy như các bạn. Nhưng ý nghĩ ấy chỉ tồn tại trong chốc lát, Hiếu quan sát thực tế và nhận ra rằng, bạn bè mình không phải tất cả đều là con nhà giàu.

"Có nhiều bạn vẫn phải đi làm thêm để trang trải cuộc sống. Còn nhiều bạn sống đầy đủ vì các bạn ấy may mắn hơn. Quan trọng là chúng em đoàn kết và đối xử với nhau rất tốt", Hiếu nói và cho hay, sau khi tham gia tình nguyện, tiếp xúc với nhiều người bất hạnh, cậu hài lòng với những gì đang có, và phấn đấu để có cuộc sống tốt hơn ở tương lai.

Hiếu tham gia câu lạc bộ tình nguyện trẻ, hoạt động theo từng đợt như phát cơm chay cho sĩ tử hay trung thu cho trẻ em khuyết tật, trẻ lang thang, sống ở gầm cầu, bãi rác. Vì hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên Hiếu hiểu cảm giác của các em nhỏ, và điều đó thôi thúc em tích cực tham gia các hoạt động.

Mới đây, Hiếu là thành viên tích cực góp phần xây dựng thư viện cho trẻ em nghèo ở Mường Tè (Lai Châu). Cậu tham gia nhóm hậu cần, có nhiệm vụ quyên góp đồ, vận chuyển đến nơi tập kết, thu xếp và phân loại trước khi đem tặng cho các em.

Cậu học trò nhỏ tâm sự, em ước mơ sau này sẽ làm trong ngành công nghệ ứng dụng, cụ thể là đưa công nghệ sinh học vào đời sống, y tế. Hiếu hy vọng mình có thể chữa bệnh cho mẹ, cho ông và các em nhỏ bất hạnh.

Bạn học cùng lớp cho hay, trong lớp Hiếu rất hiền, chăm chỉ. "Hoàn cảnh của Hiếu lớp biết sơ qua, chỉ biết mẹ bạn ấy chạy thận. Mãi đến khi chấm xong bài tập làm văn, cô đem bài viết của Hiếu đọc cho cả lớp nghe bọn em mới hiểu rõ. Hôm đó cô vừa đọc vừa khóc trước lớp, nhiều bạn cũng sụt sùi thương Hiếu", cậu bạn học nói.

Hiệu phó THPT Hà Nội - Amsterdam Lê Thị Oanh cho biết, Hiếu là học sinh chuyên Lý nhưng lại học giỏi toàn diện. "Trường đã dành cho em nhiều học bổng, miễn các khoản đóng góp và tổ chức quyên góp để chia sẻ khó khăn", cô Oanh nói và cho hay việc giúp đỡ học sinh khó khăn là truyền thống của trường suốt 26 năm qua.

xxxxxxxxxxx

Bài văn lạ của học trò nghèo gây “sốc” với GV trường Ams (THPT Hà Nội - Amsterdam)


Trên đây là bài văn của học trò Nguyễn Trung Hiếu, hiện là học sinh lớp 11 chuyên lý, Trường Ams (THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam). Bài văn “lạ” trước hết bởi đề bài văn nghị luận cô giao là “Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”, thay vì trình bày chung các quan điểm thì Hiếu đã lấy ngay câu chuyện thật đang phải trải qua của gia đình mình để nhìn nhận, phân tích vai trò của đồng tiền.

Bài văn của em đã lật tung quan niệm bấy lâu nay của nhiều người coi trường Ams là trường “của con nhà giàu” (!?). Nhìn cách tiêu xài hay xe cộ sử dụng để đến trường của một bộ phận học sinh trường Ams, rất nhiều người cứ nhầm tưởng như thế. Chỉ những thày cô giáo đang công tác ở trường Ams mới hiểu rõ đó là ngộ nhận. Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam là nơi quy tụ các học sinh giỏi, còn trong hàng nghìn học sinh đang theo học ở trường cũng có rất nhiều hoàn cảnh, số phận. Và trường hợp em Nguyễn Trung Hiếu là một ví dụ.

Tuy nhiên, bài văn của Hiếu cũng đã gây “sốc” với ngay chính nhiều thày cô đang giảng dạy tại trường bởi hoàn cảnh của gia đình em. Và hơn thế, các thày cô rất khâm phục ý chí nghị lực của cậu học trò nghèo nhưng học giỏi này. Hiếu chưa nằm trong tốp học sinh xuất sắc của trường, nhưng cũng là một học sinh khá thông minh. Năm học vừa qua em đã đoạt giải nhì trong kì thi Olympic vật lí và cuối năm được cô giáo chủ nhiệm nhận xét trong học bạ là học sinh học giỏi đều các môn học.

Đến thăm gia đình em mới thấy hoàn cảnh gia đình quả rất khó khăn. Mẹ Hiếu (chị Nguyễn Thị Hạnh) bị suy thận mãn tính nặng phải chạy thận đã 8 năm. Bố Hiếu (anh Nguyễn Xuân Sơn) sức khỏe kém, theo bà nội em kể thì bố em từ nhỏ bị viêm tai giữa, đến khi phát hiện máu chảy ra đằng tai mới cho đến bệnh viện thì đã muộn, bác sĩ nói đã “ăn vào não” và để lại di chứng là trí nhớ và sức khỏe bị giảm sút, không có khả năng lao động. Bà nội Hiếu đã cao tuổi mắt lòa. Mọi chi tiêu cho 5 người trong gia đình Hiếu ở giữa Hà Nội trong thời buổi giá cả leo thang đều chủ yếu trông chờ ở số lương hưu ít ỏi của ông nội em - một cựu quân nhân hiện đang ốm nằm liệt giường …

Cảm thông với gia cảnh của em, Ban giám hiệu nhà trường đã phát động phong trào “Nhà giáo trường Ams đỡ đầu cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt”. Sau một tháng triển khai, tính đến trung tuần tháng 10/2011, ban vận động đã nhận quyên góp và chuyển tới em Nguyễn Trung Hiếu số tiền là 12,9 triệu đồng và một bộ laptop. Ngoài ra, để có nguồn tài chính ổn định và giúp em Hiếu có điều kiện học tập nâng cao trình độ các thày cô còn có hình thức chia sẻ phong phú khác như trích lương “tặng hàng tháng” cho em Hiếu 450 ngàn đồng; thày Nguyễn Trọng Tuấn nguyên hiệu phó nhà trường cam kết cho em Hiếu vay hàng tháng 500 ngàn đồng cho đến khi học hết lớp 12; còn cô Nguyễn Thúy Hằng giáo viên toán thì tặng em một suất học bổng cho tất cả các môn học ở trung tâm “Học mãi”… Hiện nay cuộc vận động vẫn tiếp tục được triển khai.

Nguyễn Trung Hiếu cho biết em rất xúc động trước tình cảm các thày cô dành cho em và gia đình. Em không còn phải nhịn ăn sáng để đi học nữa. Em tự hứa sẽ thật cố gắng để giành thành tích cao hơn trong học tập nhằm vượt lên số phận và để ngày mai lập nghiệp, không phụ lòng mong mỏi của các thày cô, của gia đình …
Vũ Quốc Lịch
(Giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam)
xxxxxxxxxxxxxxxx
TÔI ĐÃ KHÓC

đọc bài văn này mà tôi cũng không cầm được nước mắt, gia đình tôi cũng không phải khá giả gì, cũng túng thiếu và cũng cần những đồng tiền để duy trì cuộc sống thường ngày, có nhiều bạn trẻ (kể cả tôi) luôn sử dụng những đồng tiền mồ hôi công sức của bố mẹ làm ra vào những việc vô bổ như chơi game, mua sắm đồ cho cá nhân mình,.... trong khi rất nhiều thứ mình vẫn cần đến nó, nhưng bạn, bạn đã làm cho tôi và rất nhiều người khác không chỉ hiểu thêm về ý nghĩa đồng tiền mà hiểu thêm tình thương, những đồng tiền do cha mẹ mình cật lực làm ra và yêu thương, có trách nhiệm với cha mẹ mình nhiều hơn. Cảm hơn bạn, chúc bạn thành công trong sự nghiệp và chúc ông bạn, bố mẹ bạn luôn mạnh khỏe để có ngày những người thân của bạn có thể chứng kiến sự thành công trong tương lai của bạn./.

Đồng tiền

Tôi luôn quan niệm "Tiền là phương tiện để ta sống - tồn tại và phát triển". Hay nói một cách cụ thể và rõ ràng, tiền chỉ là công cụ của chúng ta để chúng ta sử dụng nó.
Ấy nhưng, nhiều người lại là "nô lệ" của đồng tiền. Cả đời chỉ biết làm để kiếm tiền, để có được tiền và làm vì tiền. Tất nhiên, không có tiền thì chúng ta không thể sống nhưng nếu thiếu tiền thì không hẳn chúng ta đã chết đói.
Nhà bạn trai này thiếu tiền, nghèo khổ nhưng em ấy lại nhận được sự chăm chút từng li từng tí từ bố mẹ để ăn học và nuôi sống. Em trai trong bài văn này cảm thấy "bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm " khi mẹ em không tán thành các kế hoạch "tiết kiệm tiền" cho bố mẹ để mẹ. Nhưng em có nghĩ đến "Tấm lòng cha mẹ" tằng cha mẹ nào cũng muốn con cái mình được no đủ, vui vẻ và phát triển. Đừng trách mẹ em khi mẹ em không tán thành kế hoạch đó của em. Hãy đồng cảm và nghĩ rằng mẹ yêu của em thật thánh thiện!
Đừng cố gắng kiếm tiền giúp cha mẹ mà để trở thành "nô lệ" của đồng tiền. Tuổi của em chỉ nên học, học và học, làm những công việc phụ giúp gia đình và tranh thủ thời gian rảnh rỗi làm công việc part time kiếm thêm thu nhập tự lo cho bản thân. Em đang trong lứa tuổi đang phát triển và có nhiều suy nghĩ, suy tư nhưng những suy nghĩ của em chưa đạt đến độ "chín chắn" đâu. Lắng nghe nhiều hơn và nhiều hơn nữa những gì đang xảy ra trong cuộc sống và đừng quên động não suy nghĩ đến nó.
Làm chủ đồng tiền và để đồng tiền là công cụ để mình sử dụng chứ đừng là nô lệ của đồng tiền. Có thể sẽ xa lạ với nội dung bài văn của em, song đó là cách nghĩ của tôi khi tôi nghĩ đến những gì "xa xôi" hơn trong nội dung bài văn mà tôi cảm nhận được!

( Nguyễn Văn Trường )

gia đình tôi từng khổ hơn nhiều

Khi tôi còn học lớp 5 nhà tôi từng khổ hơn nhiều......cha tôi chạy xe ôm bị tai nạn không thể kiếm tiền được nữa.....một mình mẹ tôi vất vả nuôi 4 anh em tôi. Lúc đó tôi mới học lớp 5. Là con trai thứ 2 trong nhà sau mổi buổi đi học tôi với anh tôi phải vào rẫy phụ mẹ. rồi khi không có việc làm anh em tôi phải đi bắt ốc, bắt cá. tôi nhớ hồi đó đi bắt cả buổi chiều anh em tôi mới bán mua được hơn 2 kg gạo. Nhưng dường như nhà tôi cũng gặp may vì cha tôi không nằm liệt vĩnh viễn, chỉ hơn một năm nằm liệt giường thì cha tôi đã đi lại được. Tôi còn nhớ ngày cha tôi đi lại được mẹ tôi mừng lắm mẹ tôi ôm anh em tôi vào lòng mà khóc. Khóc vì vui mừng! Nhưng bây giờ thì cuộc sông gia đình tôi cũng đỡ hơn nhiều rồi. anh tôi đã tốt nghiệp đại học và đi làm kỹ sư máy tính. chị tôi thì đang học liên thông đại học. còn tôi thì cũng đang học đại học kinh tế và cũng làm thêm kiếm đủ tiền đi học. Cha mẹ tôi chỉ còn lo cho mổi đứa e gái đang học lớp 12 mà thôi.

( hoàng duy )

Thương con

Ngay buổi sáng đăng bài văn của con, cô vô cùng xúc động, những giọt nước mắt cứ tuôn trào. Cô gọi điện cho một người bạn nghèo và đọc cho bạn cô nghe. Và khi mọi vật đều chìm vào giấc ngủ, cô lại đọc bài văn của con, cô khóc. Thương con quá. Biết rằng, cuộc sống chung quanh mình có vô vàn đau thương, mất mát, nhưng những dòng chữ của người con gởi mẹ của con buộc cô và những ai đọc phải trăn trở, phải suy nghĩ...
Con ạ, tiền vốn bản thân nó không có tội. Tiền là hàng hoá để trao đổi trong cuộc sống. Nó có giá trị như thế nào là do người sử dụng, người kiếm ra nó. Những đồng tiền hiện có trong gia đình con là nhữnh đồng tiền lương thiện và nó đang được sử dụng rất hiệu quả. Con hãy hãnh diện về điều đó...
Với tấm lòng nhân hậu, với tình cảm biết thương yêu gia đình, thương yêu mọi người, với đời sống nội tâm sâu sắc của con như thế cô tin rằng con sẽ vượt qua tất cả, con sẽ đạt dược điều con mơ ước. Khi đã thành đạt hãy làm thật nhiều nhiều tốt con nhé. Cô chúc gia đình con tràn đầy hạnh phúc, sức khoẻ dồi dào.

( Hương Du )
xxxx

Học trò nghèo viết bài văn lạ: “Em chỉ dành một phần nhỏ cho mẹ…”
(Dân trí)-“Những lời động viên và sẻ chia của những tấm lòng hảo tâm em xin ghi nhận và là động lực để em cố gắng. Em nghĩ còn rất nhiều em nhỏ và bạn bè còn khó khăn, cần giúp đỡ hơn em và em muốn chia sẻ phần nào tới những hoàn cảnh đó”.

Đó là tâm sự của em Nguyễn Trung Hiếu, học sinh lớp 11 chuyên lý, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, tác giả bài văn gây xúc động trong đó em đã lấy ngay câu chuyện thật đang phải trải qua của gia đình mình để nhìn nhận, phân tích vai trò của đồng tiền.

Sau 3 ngày bài báo “Bài văn lạ của cậu học trò nghèo gây “sốc” với giáo viên trường Ams” được đăng trên Dân trí, rất đông bạn đọc, nhà hảo tâm đã gọi điện và đến nhà thăm hỏi, động viên học sinh Nguyễn Trung Hiếu và gia đình.

Hiếu tâm sự: “Em rất bối rối, bất ngờ và xúc động vì sự quan tâm của mọi người. Lòng tốt và lòng hảo tâm của mọi người em xin ghi nhận và là động lực để em cố gắng. Điều đó làm cho em thấy cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn nhưng em không muốn trở thành sự kiện chú ý như vậy. Bài văn của em chỉ là bài văn bình thường, đúng với quan điểm của em về đồng tiền. Khi em viết bài văn không hề có ý định đăng lên mạng hay rùm beng gì cả mà đó chỉ là bài kiểm tra trên lớp. Hoàn cảnh của em, em chấp nhận và tìm cách giải quyết”.

Với lòng biết ơn và trân trọng tình cảm mọi người dành cho mình, Hiếu cho biết: “Về vật chất mà mọi người tặng em, em dành một phần nhỏ để bồi bổ thêm cho mẹ và số tiền còn lại sẽ quyên góp cho quỹ tình nguyện em đang tham gia. Em nghĩ còn rất nhiều em nhỏ và bạn bè còn khó khăn cần tiền và vật chất hơn em nhiều. Không chỉ khi em nhận đóng góp của người khác em mới làm như vậy mà lúc nào em cũng nghĩ luôn luôn làm việc để giúp đỡ người khác”.
Trao đổi với báo chí, cô Đặng Nguyệt Anh - cô giáo dạy văn của Hiếu, cho biết: “Đọc bài văn của Hiếu tôi không hề sốc mà chỉ cảm động hơn vì hoàn cảnh của em Hiếu, nhà trường biết ngay từ đầu năm học lớp 10 và em đã được nhà trường trợ giúp. Ban phụ huynh lớp 11 chuyên Lý cũng rất nhiệt tình đối xử với Hiếu như là con mình. Các bác phụ huynh đã dành cho Hiếu cả về vật chất và tinh thần. Bản thân tôi, cô Thảo chủ nhiệm lớp 11 và thầy Phúc (chủ nhiệm Hiếu năm lớp 10) không chỉ hỗ trợ Hiếu mà còn nhiều bạn học sinh nghèo khác trong lớp. Điều đáng trân trọng là em Hiếu dám mạnh dạn chia sẻ. Qua chia sẻ chúng ta mới thấy việc làm của em khiến chúng ta phải nhớ. Em là tấm gương về nhận thức, về tình cảm trong xã hội vì bây giờ có những người sống lạnh lùng vô cảm".

Cô Nguyệt Anh chia sẻ: "Điều tôi quý nhất của bài văn này không phải là giúp tôi hiểu em là con nhà nghèo, giúp tôi biết mẹ em chạy thận, điều đó chúng tôi biết từ lâu rồi. Điều mà chúng tôi biết thêm đó là sự hiếu thảo. Thương cho hoàn cảnh khó khăn của em mà phải nhịn ăn đi học, rồi phải trăn trở suy nghĩ. Hiếu tự xác định em không phải là học sinh nghèo và khó khăn nhất của trường, nhiều bạn khó khăn hơn em”.

Được biết, Hiếu là một trong 10 học sinh xuất sắc của lớp 11 chuyên Lý Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.

xxxxxxxxxxxxx
Chúng tôi đến nhà Nguyễn Trung Hiếu vào chiều qua 6/11 nhưng chờ mãi đến 7h tối mới gặp được, bởi em tham gia CLB tình nguyện đóng đồ tiếp tế cho “Chương trình thắp sáng bản em” ở huyện Mường Tè (Lai Châu) cả ngày.
Cám cảnh thay khi nhìn bề ngoài ngôi nhà 2 tầng khang trang nằm trong khu phố Vĩnh Phúc (quận Ba Đình, Hà Nội), nhiều người sẽ nghĩ rằng gia đình đó thuộc loại khá giả. Nhưng, những người trong căn nhà đó đều sống lay lắt, bệnh tật và không còn khả năng lao động để kiếm sống và thuộc vào hộ nghèo của phường. Niềm hy vọng nhất trong ngôi nhà đó là cậu học trò nghèo Nguyễn Trung Hiếu.

Đọc bài văn lạ của cậu học trò nghèo trường Ams

Bà nội Đỗ Thị Lạp của Hiếu năm nay 73 tuổi, nhỏ thó và gầy yếu đang cố gắng đưa người chồng bệnh tật 90 tuổi từ dưới đất lên giường, nếu không có sự hỗ trợ của chúng tôi thì khó lòng bà đưa nổi.
Tâm sự về hoàn cảnh gia đình, bà Lạp nghẹn ngào: “Hôm nay Hiếu đi tình nguyện cả ngày, mẹ nó cũng đi vắng nên một mình tôi hơi vất vả. Tôi cố gắng sống và chăm sóc ông ấy vì mức lương hơn 3 triệu/tháng quân đội về hưu cùng đồng lương ít ỏi hơn 1,4 triệu/ tháng của tôi là chỗ dựa cho cả gia đình Hiếu. Mỗi lần mẹ Hiếu chạy thận, tôi lo lắm vì mẹ cháu đã có lần suýt chết trong lúc đang chạy”.

Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Ba-hieu-1_0c2a7

Ông bà nội của Nguyễn Trung Hiếu.

Theo bà Lạp, bố Hiếu bị viêm tai giữa biến chứng não từ khi 3 tuổi nên rất chậm chạp và không ổn định về tinh thần, không thể làm thêm được việc gì. Mẹ của Hiếu - chị Nguyễn Thị Hạnh thì sức khỏe yếu ngay từ lúc còn trẻ nên sinh Hiếu chỉ được 2,1 kg. Sau khi chị sinh con, sức khỏe ngày càng giảm sút và chị đến bệnh viện phát hiện bị suy thận độ 4 và phải chạy thận tuần 3 lần.

Ngày đầu chưa có bảo hiểm nên việc chạy thận rất tốn kém, bố mẹ bên gia đình nội ngoại đã dồn hết số tiền tiết kiệm để duy trì sự sống cho chị nên tài sản cũng đã khánh kiệt. Cách đây 4 năm, bố chồng chị lại ngã bệnh và nằm liệt giường, gánh nặng lại tiếp tục đè nặng lên gia đình vốn nghèo và bệnh tật.

“Nghèo thì nghèo rồi nhưng tôi quyết tâm giữ ngôi nhà này vì đây là món quà cuối cùng của chúng tôi để lại cho cháu đích tôn duy nhất của gia đình” - bà Lạp nghẹn ngào nói.

Ở chung cùng ông bà nội nhưng gia đình Hiếu lại ăn riêng. Mỗi tháng ông bà nội chu cấp cho gia đình hơn 1 triệu nên việc ăn thịt và cá hàng tuần rất hiếm khi có trong bữa ăn của Hiếu bởi còn dành tiền chữa trị bệnh tật cho mẹ em.

Sống trong hoàn cảnh như vậy nhưng suốt những năm học tiểu học và THCS, Hiếu luôn là học sinh giỏi của trường. Thi vào cấp ba, Hiếu đã đỗ cả 2 trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và THPT Chu Văn An. Do sợ học trường Ams phải đóng nhiều tiền, gia đình đã bắt Hiếu học ở trường Chu Văn An. Hiếu đã nài nỉ gia đình cho học tại trường Ams và đã nhịn ăn gần 1 tuần để mong bà và mẹ chấp thuận cho ước nguyện của mình.

May mắn thay, ngay đầu năm nhập học, biết được hoàn cảnh gia đình Hiếu, thầy giáo chủ nhiệm năm lớp 10 Bùi Văn Phúc đã kiến nghị lên nhà trường miễn giảm các khoản đóng góp cho em. Để tiết kiệm, hàng ngày tới trường Hiếu mang theo âu cơm nhỏ với muối vừng để ăn bữa trưa.

Mẹ Hiếu gầy gò với gương mặt xanh xao, sau nhiều năm chạy thận chỉ còn 35 kg, tâm sự: “Gia đình tôi sống hoàn toàn phụ thuộc vào đồng lương của ông bà nội. Hàng tháng, gia đình có thêm trợ cấp 250.000 đ/tháng của phường theo chế độ hộ nghèo. Thương mẹ, Hiếu nhiều lần xin phép tôi cho đi làm thêm nhưng tôi không muốn để cháu tập trung vào học tập. Tiết kiệm, Hiếu chỉ ăn cơm muối vừng và nhiều lần lén tôi nhịn ăn sáng nên nó gầy lắm. Bị mẹ mắng, Hiếu bảo với tôi: phải ăn dè mẹ ạ, phải tiết kiệm thì bữa sau mới có. Khi Hiếu học lớp 3, tôi chạy thận trong bệnh viện, Hiếu đã kêu gào bác sĩ cứu mẹ cháu với. Hiếu là động lực cuối cùng để tôi cố gắng sống, làm chỗ dựa động viên cho con học tập”.
Sau bài Văn Hiếu viết, cô giáo dạy văn Đặng Nguyệt Anh đã không cầm nổi nước mắt vì không nghĩ Hiếu lại khó khăn đến như vậy. Cô và các bạn học sinh trong lớp đã làm ruốc để giúp đỡ Hiếu trong bữa ăn hàng ngày. Đồng thời cô đã kiến nghị Hội đồng trường cùng quyên góp hỗ trợ Hiếu.

Mặc dù hoàn cảnh như vậy nhưng Hiếu vẫn lạc quan và tham gia nhiều chương trình tình nguyện như “Chương trình Thắp sáng bản em”, “Nhịp đập mùa thu”... giúp đỡ trẻ em nghèo lang thang cơ nhỡ, trẻ em là nạn nhân của chất độc màu da cam, dioxin, nhặt rác tình nguyện…

Hiếu tâm sự: “Khi cô giáo ra đề đề văn nghị luận Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”, em viết những gì luôn thường trực, ám ảnh trong đầu em. Em đã từng nghĩ đến việc bỏ học để đi làm thêm nhưng em lại nghĩ phải có kiến thức thì mới làm được việc. Có buổi tình nguyện, chúng em chỉ ăn bánh quy và uống nước để tranh thủ làm việc nhưng em thấy rất thú vị và em yêu thích công việc này vì nó rất cần thiết. Tuy nghèo nhưng em còn may mắn hơn rất nhiều người, nhiều em bé bất hạnh khác vì em còn bố mẹ, ông bà”.

“Chính việc làm từ thiện được gần với những người nghèo khó miếng ăn cũng không có, em thấy cuộc sống nhiều khi quá bất công và tăm tối nên bắt buộc em phải hành động và hành động. Em phải sống, phải cố gắng học tập, phải chấp nhận cuộc sống để giúp đỡ gia đình và những người có hoàn cảnh nghèo khó hơn mình” - Hiếu quả quyết.

Ước mơ của Hiếu là theo học ngành có ứng dụng thực tế và điều đó thôi thúc em học tập để đi du học và đó là cách để em đạt được ước nguyện của mình.

Cao 1m7 mà chỉ nặng 43 kg, Hiếu gầy và xanh nhưng nghị lực sống của em luôn mãnh liệt và luôn hy vọng vào cuộc sống có nhiều điều tốt đẹp và luôn giúp đỡ người khác.

Tâm sự với chúng tôi, cô Đào Phương Thảo - cô giáo chủ nhiệm lớp của Hiếu cho biết: “Hoàn cảnh của em Hiếu rất đáng thương, nghèo, trong gia đình không còn ai có sức lực để lao động. Tuy vậy, nhưng Hiếu rất chăm ngoan, học giỏi và giàu ý chí. Chúng tôi giúp đỡ em cũng rất tế nhị vì sợ ảnh hưởng tới tâm lý của em. Tôi luôn căn dặn các em học sinh, lớp là nhà, bạn bè là anh em nên cần giúp đỡ nhau nên Hiếu cũng không bị mặc cảm ở lớp”.

Hồng Hạnh
Về Đầu Trang Go down
khach
Khách viếng thăm
Anonymous



Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Empty
Bài gửiTiêu đề: Bệnh vô cảm: kết quả lối sống thực dụng thời hiện đại   Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Icon_minitimeWed Nov 09, 2011 11:03 pm

Bệnh vô cảm: kết quả lối sống thực dụng thời hiện đại

Từng là nạn nhân sự vô cảm trong cộng đồng, anh Tuân (quận 3, TP HCM) kể, hôm ấy khoảng 21h tối trên đường đi làm về, anh bị một gã say rượu đâm vào khiến cả hai cùng bị thương rất nặng, người bê bết máu. Mặc dù đoạn đường có nhiều người qua lại, nhưng ngoài một cô gái và bà cụ tốt bụng tận tình nhặt dùm đồ đạc rơi ra rồi đứng chặn để bảo vệ hai nạn nhân bê bết máu, còn hầu hết những người khác chỉ dừng lại, đứng nhìn với thái độ tò mò rồi bỏ đi.

Cũng bức xúc trước của thái độ vô cảm của người khác, chị Mai Hoa kể một lần trên đường đi về nhà, tay lái xe của chị bị sọt chở gà của người đi phía sau đang cố vượt lên móc vào. Hai chị em Hoa ngã đập đầu xuống đường. "Ấy vậy mà người đi đường cứ như không thấy gì, mặc kệ hai chị em nằm còng queo và vẫn còn bị xe đè lên người đến 10 phút. Cũng may khi đó không có xe tải nào phía sau chứ không thì chị em tôi giờ chắc đi gặp các cụ tổ rồi", chị nói.

Trên đường phố Sài Gòn ngày nay, vẫn còn rất nhiều những cách hành xử vô tâm theo kiểu nhìn cụ già không dám đi qua đường vì xe cộ đông mà không giúp; thấy một phụ nữ loay mãi không lấy được xe máy từ bãi gửi xe, các cậu thanh niên đi qua lại vẫn trơ trơ; hay tà áo dài của cô gái bị cuộn vào bánh xe trở thành trò đùa chỉ trỏ nhau của giới trẻ cho đến khi cô ngã đập mặt xuống đường…

Như một trường hợp xảy trên đường Võ Văn Tần, quận 3. Hôm ấy một người mua nhớt dạo chở ngang đường làm đổ nhớt. Thay vì tìm cách cảnh báo người đi đường, hoặc dùng cát lấp đống nhớt, một nhóm thanh niên ngồi uống nước ở vỉa hè lại dửng dưng ngồi chờ xem người chạy xe máy cán qua nhớt trượt ngã để phá lên cười.

Bức xúc trước hành động vô tâm, một phụ nữ sau khi bị trượt ngã đã đến công an phường để trình báo. Tuy nhiên khi các nhân viên dân phòng đến để lấp cát và nhắc nhở, nhóm thanh niên phân bua: “Chúng tôi có tội gì đâu, tại thấy người ta tự nhiên chạy rồi ngã nên cười thôi”.

Có rất nhiều lý do để giải thích cho thái độ thờ ơ và căn bệnh vô cảm, song nhiều nhất vẫn là “không phải không muốn giúp nhưng sợ giúp rồi lại mang họa vào thân”.

“Thứ nhất mình không có thời gian, thứ hai dính vào các vụ tai nạn không khéo bị công an mời lên mời xuống, có khi còn bị nghi thủ phạm gây tai nạn nên tốt hơn hết là không liên quan”, anh Hòa, một người từng bị bảo vệ bệnh viện giữ lại sau khi đưa người vào cấp cứu nói.

Trò chuyện với VnExpress.net về vấn đề này, Thạc sĩ tâm lý học Nguyễn Thị Minh, giảng viên học viện Hành chính TP HCM cũng nhìn nhận căn bệnh vô cảm đang ngày càng lây lan rộng rãi trong xã hội loài người.

Trong đó, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thái độ thờ ơ lãnh đạm của một người khi chứng kiến bi kịch của đồng loại. Đó có thể là cảm giác sợ hãi và sợ trách nhiệm liên đới; hoặc không biết và không được dạy làm thế nào để giúp người bị nạn nên bỏ đi; có thể họ quá bận rộn với công việc và nhịp sống hối hả; cũng có thể do chứng kiến nhiều vụ lừa đảo (cố tình dàn cảnh tai nạn để lừa người qua đường)... Cho nên đôi khi thái độ thờ ơ trong những tình huống này thể hiện sự phòng vệ bị động của con người.

Theo bà Minh, căn bệnh vô cảm là kết quả của một lối sống thực dụng ngày ăn sâu vào văn hóa tinh thần của xã hội. Khi mà các giá trị sống, giá trị đạo đức tinh thần, lòng bao dung nhân ái, tình thương yêu đồng loại, sự hy sinh... đang dần bị thế chỗ bởi chủ nghĩa vật chất và lợi ích cá nhân, thì con người không còn cảm giác trước nỗi đau của đồng loại.

"Dường như chữ 'nghĩa' trong xã hội đang dần mất đi nên con người hiện đại chỉ biết sống vì mình, không còn dám hy sinh và sống có trách nhiệm với đồng loại. Chính thay đổi đó đã đẩy con người về hai thái cực: hoặc thờ ơ lãnh cảm với sự an nguy của đồng loại hoặc trở nên quá nhạy cảm và sợ hãi khi lợi ích cá nhân bị đe dọa", giảng viên này nói.

Vì thế để chữa căn bệnh vô cảm đang ngày lan tràn xã hội, nhất là với giới trẻ, bà Minh cho rằng phải làm sống dậy trong con người những giá trị của lương tâm, tình yêu thương bản thân và đồng loại, sự hy sinh và trách nhiệm với xã hội. Bên cạnh đó, gia đình, nhà trường và xã hội cần trang bị cho lớp trẻ những kỹ năng phòng vệ và phản ứng thế nào trong những tình huống có thể gặp phải.

"Mặc dù mục tiêu trên đã được ngành giáo dục xác định rất rõ ràng, song hiệu quả thực tế vẫn chưa đạt được", bà Minh nói.

Thiên Chương - Thi Ngoan

Bác sĩ cũng vô cảm như thế

Ngoài đường là người lạ, vô tâm thế cũng đáng lên án. Chuyện thật như này (chuyện của tôi và BV xây dựng - N Quý Đức - Hà Nội). Cháu gái tôi bị tai nạn xe máy, chân chẩy nhiều máu, đã được người đi đường băng bó tạm, cầm máu. Khi tôi đưa vào viện xây dựng cấp cứu, bác sĩ bảo đặt bệnh nhân lên bàn, rồi giục người nhà ra nộp tiền, tôi xếp hàng nộp xong tiền (tại cửa số 2) mới được khám, khám qua loa rồi bắt đi chụp X quang cổ và mu bàn chân, ra chờ nộp tiền lâu quá (trong khi cháu tôi đau đớn nằm trên giường trong phòng CC). Chờ nộp tiền lâu quá, tôi đành bế cháu ra taxi đi ra phòng khám tư rửa và khâu vết thương. Khi bế cháu tôi ra cả 1 "lũ" bác sĩ ở phòng CC giương mắt lên nhìn vô cảm, ko nói 1 lời an ủi hay thông cảm. Y đức ở đâu ? thảo nào dạo này nhiều B sĩ bị người nhà b nhân truy đuổi.

( Long )

Vô cảm đến từ chính chúng ta

Tôn giáo giúp con người sống biết yêu thương tôn trọng nhau hơn. Nếu thiếu tôn giáo, tất cả chỉ còn 1 thứ chủ nghĩa vật chất vô hồn. Hãy thẳng thắn nhìn lại vấn đề khi chưa quá muộn. Hãy dạy con cái chúng ta tình yêu thương, biết đồng cảm trước khi dạy chúng văn, toán, ngoại ngữ và cách kiếm tiền.

( Nguyen hung )

Phụ huynh cũng có người vô cảm, lãnh đạm

Tôi đi đón con ở nhà trẻ, thấy có những phụ huynh chỉ biết ích kỷ lo cho con họ mà vô cảm với những đứa trẻ khác. Một bà mẹ chơi trò hù dọa với con trai mình, đang ngồi giữa trên chiếu nghỉ của cầu trượt ( một vị trí an toàn với con họ), còn đứa bé khác ( con một vị phụ huynh khác) ngồi phía sau và ở mép cầu trượt nơi ko có thành chắn gì . Tuy nhiên, bà mẹ kia dù biết như vậy nhưng vẫn hù với con mình, gián tiếp làm đứa bé kia ngã ngửa xuống đất. Dù thấy vậy nhưng bà mẹ kia vẫn vô cảm không hỏi han gì đứa bé và để mặc cho nó khóc và quay lại nói với con mình rằng đó không phải là lỗi của họ. Thật lạ kỳ! Những con người như vậy không chỉ thiếu ý thức mà còn vô cảm, lãnh đạm, ích kỷ.

( Hoa )

Nói đi thì phải nói lại

Cũng xin thông cảm cho người đi đương chứ. tôi nhớ không lầm là có những trường hợp thấy người bị nạn chúng tôi giúp đỡ đưa đi bệnh viện rồi cuối cũng đỗ thừa cho chúng tôi là người gây ra tai nạn, rồi lại bị công an mời tới mời lui thậm chí còn bị ở tù nữa. theo bạn thì bạn có giúp không nếu để người bị tai nạn được sự giúp đỡ của người đi đường thì theo tôi nhà nước phải có đề ra luật mang tính công bằng cho người giúp đỡ những người bị tai nạn thì lúc đó bệnh vô cảm sẽ không còn nữa.

( công dân )

Con người không vô cảm, nhưng xã hội đã làm cho mọi người ngại phiền toái.

Tôi đã đọc nhiều bài báo, cũng nhưng từng thấy nhiều tình huống đau lòng mà không dám làm gì hơn. Như xem bài báo về bé gái Yue Yue ở TQ, hay trường hợp Người Hùng một mình chống lại bọn cướp và mất xe máy. Thực tế tôi nghỉ nhiều người cũng như tôi, muốn giúp đỡ người khác trong lúc hoạn nạn nhưng xã hội bây giờ quá phức tạp, nhà chức trách không kiểm soát được các tệ nạn nên làm ảnh hưởng và gây tâm lý bất an cho người dân, người tốt thì e ngại, kẻ xấu lộng hành. Có vẻ như người dân thành phố không tin tưởng lắm vào chính quyền và an ninh. Họ lo sợ bị lừa gạt, bị làm phiền. Ví dụ, như những trường hợp giả ăn xin, giả làm người bất hạnh, giả làm người bị tai nạn, .... để đánh lừa những người có lòng tốt. Người nào có lòng tốt đứng ra can ngăn việc xấu thì bị trả thù, làm chứng thì bị công an gọi lên lấy lời khai như tội phạm,... riết rồi người tốt thì còn nhưng việc làm tốt thì không dám làm nữa. Theo tôi, xã hội nên tạo ra các giá trị nhân văn, tôn trọng các giá trị đạo đức, đề cao người tốt việc tốt, không chạy theo các giá trị phù phiếm như tổ chức các cuộc thi người đẹp, người mẫu, tổ chức các cuộc thi vô bổ, những bộ phim sặc mùi xác thịt và thể hiện sự giàu sang bằng mọi cách. Luật pháp không thể giải quyết hết được các vấn đề phát sinh của xã hội, luôn đi sau và không theo kịp những phát sinh thực tế. Do đó tạo ra những khoảng trống làm cho chúng ta thấy hụt hẩng.

( tunhonkt )

Hãy Hỏi Luật Lệ Của Quốc Gia mà bạn đang sống

Sự đồng cảm và tình yêu thương đồng loại trong mổi con người ai cũng có, nhiều nữa là khác. Bạn thử nghỉ xem, tại VN khi cứu 1 người tai nạn ngoài đường bạn có biết tai hoạ sẽ đên với bạn như thế nào. Trước tiên đưa nạn nhân tới BV, BV sẽ giữ bạn lại tra hỏi và lấy giấy tờ tuỳ thân của bạn. Chờ tới khi cơ quan công an tới họ bàn giao bạn cho công an, công an dẫn bạn về đồn để lấy lời khai và giữ giấy tờ tuỳ thân của bạn cho tới khi tìm được thủ phạm. Nếu không may nạn nhân chết đi thì bạn là manh mối duy nhất để phá án. Chưa kể thái độ hỏi cung lấy lời khai và nhũng nhiễu của ân nhân đã trở thành tội phạm trong mắt của bọn cảnh sát bất lương vậy "quay lưng lại với đồng loại" thì đường hỏi đồng loại mà hãy hỏi cơ chế đã làm gì với đồng loại của mình

( Cu Ty )

Giúp người bị nạn

Tôi cũng từng giúp 1 người bị tai nạn xe máy, khi tôi đến thấy người bị nạn đang nằm cạnh đường, mọi người xúm quanh xem và chỉ chỏ nên tôi nhờ 1 người dân bế nạn nhân lên xe để đưa vào viện SaintPaul cấp cứu. Đưa vào xong tôi bị bệnh viện giữ lại vì nghi là người gây tai nạn. Người nhà người bị nạn đến và đòi đánh tôi. Tôi phải chứng minh rất nhiều thì mới được bên Công an thả ra. Kết quả là tôi bị mất nguyên bộ quần áo dính máu, 1 tối ngồi tường trình và chứng minh là người giúp nạn nhân. Người nhà bị nạn cũng không có 1 lời cảm ơn cho tôi mặc dù tôi làm việc đó không phải để lấy công.

( Trung )

Có ai hỏi vì sao?

Tình trạng vô cảm trước những người qua đường này tôi thực sự đã chứng kiến rất nhiều, ngay như ở giữa lòng thành phố Hà Nội mà từ trước tới nay các thanh niên nam nữ được gọi là "nam thanh nữ tú người Tràng An" nhưng tôi thấy họ chẳng xứng đáng với nhưng câu gọi mỹ miều như vậy. Có một lần tôi bức xúc và đã đưa lên blog của mình vì một chuyện như sau: Giữa dòng xe đang ùn tắc vào giờ cao điểm một buổi sáng mùa hè. Giữa cái nóng và nắng đầu sớm có 1 phụ nữ có lẽ do sức khỏe không tốt và do bị ngột ngạt vì những mùi khói từ mấy trăm cái bô xe máy xả ra mà bị ngất trong khi đang ngồi trên xe máy của mình. Lúc đó tôi đứng cách đó khoảng 3 cái xe phía trước và 2 cái xe bên cạnh rồi mới tới được người phụ nữ đó. Đang chờ dòng xe nhích dần từng chút một thì bỗng có một người kêu lên "kìa cẩn thận ngã" tôi hướng ánh mắt về phía người vừa nói thì thấy chị phụ nữ đang ngả người dần vào một người khác khiến chị ấy không đỡ nổi xe của mình. Ngay bên cạnh chị phụ nữ bị ngất là 2 thanh niên đi chung xe cứ đứng dương mắt lên nhìn chị ấy ngã mà không đỡ, tôi thấy vậy "ngứa mồm" đã bảo "2 anh bên cạnh giúp chị ấy dựng lại xe và đỡ chị ấy một chút, nhưng 2 thanh niên đó quay lại và quắc mắt lại nhìn tôi với ánh mắt kinh miệt và dọa dẫm như ý chừng "không phải việc của bà, đừng xía vào...". Rồi những người xung quanh cũng mặc kệ chị phụ nữ kia ngã dần xuống, chiếc xe nghiêng đè lên 1 chân của chị ấy cũng không ảnh hưởng gì đến họ cả. Cực chẳng đã 1 chị phụ nữ khác và tôi dựng xe giữa đường len lỏi lên để đỡ người phụ nữ tội nghiệp kia. Đã có ai hỏi vì sao thời gian gần đây trên tivi hay chiếu những đoạn phim ngắn về lối sống, ứng xử văn hóa không?

( Huong Tram )

BỆNH VÔ CẢM CỦA CON NGƯỜI NGÀY NAY

Chẳng hiểu sao tôi lại thấy chạnh lòng với những lời viết của nhà báo. Đúng! Tôi cũng như bao người bình thường khác, mỗi khi thấy trên đường có xảy ra vụ va chạm nào cũng phải ngó một chút, muốn nhìn nạn nhân ở đó có còn sống hay đã chết. Chúng tôi cứ như cuốn vào vòng xe chạy vây quanh nơi xảy ra tai nạn. Bởi vì sao ít người xúm lại cứu người như vậy? Câu trả lời thật sự không khó lắm! đó là những phiền toái mà người làm ơn phải chịu. - Đưa người đi bệnh viện. ( thủ tục nhập viện, tiền thuốc men phải trả hộ, ....) - Nếu nạn nhân chết , cứ 2 ngày công an lại gõ cửa nhà bạn, bạn phải khai cung, có khi còn bị tố là người gây tai nạn - Đã giúp người rồi (tốn thời gian, tiền bạc..) còn bị người thân bạn bè, đồng nghiệp nói là ."sao mày dại thế ,lại đi vác họa vào thân...) Không thấy tuyên dương mà còn bị mắng là dại, vậy các bạn có mấy người giám làm như vậy. Đó là hoàn cảnh mà tôi đã từng gặp , chính tôi là người chịu hậu quả như vậy đó Đó mới là thử thách đầu tiên tôi vượt qua.

Rồi đến ngày tôi bị tai nạn, đầu đập xuống đường choáng váng, nhìn mọi thứ đều không rõ, chưa hoàn hồn thì một nhóm người xông vào đấm đá. sau đó tôi tự đứng lên và bước từng bước một lân vào vệ đường. Không thấy ai đến động viên hay dìu dắt tôi vào đường.chiếc xe của tôi còn lằm ngoài giữa đường. Lúc này tôi mới biết thế nào cảm xúc của người gặp tai nạn. Từ đó trở đi tôi sợ giúp người khác. trừ những trường hợp đặc biệt. còn có nhiều người tôi để xã hội giúp. tôi không muốn giây vào con người khác. Nhìn người gặp nạn thì thương, nhưng nghi đi thì trong xã hội chẳng ai thương mình. Nhưng tôi nghĩ là do kinh tế đồng tiền đó các bạn Các bạn có tin tài xế thà kẹp chết người còn hơn để người bị nạn sống do pháp luật không nghiêm, quyền con người còn nhiều cái thiếu. lại phải tuân theo luật quốc tế, vì thế con người thường coi thường con người các bạn có thể hỏi 100 tài xế xe ben,taxi, xe tải, xe khách... câu hỏi nhỏ là : Nếu không may bạn cán vào người nạn nhân thì bạn mong điều gì đến với người ấy + Nạn nhân chết ngay tại chỗ + Nạn nhân còn ngấp ngoái chưa chết + Nạn nhân bị thương tật phải nhập viện tôi cam kết với các bạn là 60% là nạn nhân chết ngay.,35% nạn nhân còn ngấp ngoái, 5% tôi nghĩ là phần còn lại . đó là những lời tôi muốn tâm sự với các bạn.

( Hoang.Pro )

Đau sót trước sự xuống cấp của xã hội

Một lần tôi cùng chị gái có việc gấp phải về Hưng Yên lúc 3h sáng. Trời mưa phùn nên đường hơi trơn. Biết vậy nên tôi đi cũng chậm chậm. Trên quốc lộ 5, xa xa tôi thấy có một nhóm người đang hót cái gì đó ở bên đường. Tới gần họ, tôi tránh xe sang sát phía dải phân cách cứng. Không ngờ, xe của tôi bị trượt ngã và văng ra. May sao lúc đó không có ô tô tải nào chạy qua. Thì ra nhóm người này họ đang xúc cám của một xe khác bị đổ cám ra đường. Tôi hốt hoảng khi quay lại thấy chị gái của mình không dậy được, nằm sõng soài ra đường. Kết quả chị bị nứt sương sống. Ngay sau khi tôi ngã có đến cả chục người khác phóng nhanh, ngã còn nặng hơn tôi nhiều. Vậy mà những người hót cám kia, ko có bất kỳ ai ra giúp đỡ chúng tôi cũng như người bị trượt ngã khác. Họ vẫn tiếp tục cười cười, nói nói và hối hả xúc cảm rơi ngoài đường. Họ cũng không làm một cái biển báo là đoạn đường nguy hiểm. Tôi thấy xã hội hiện đại ngày nay, giường như quá chạy theo cơm áo gạo tiền và vô cảm trước những khổ đau diễn ra trước mắt mình.

( Nguyễn Trường Sinh )

Vô cảm

Đúng là nhiều trường hợp vô cảm, nhưng thử các bản nghĩ lại, xã hội ngày một nhiều tệ nạn, có rất nhiều trường hợp bọn xấu lợi dụng việc này để đòi tiền, hoặc ăn vạ người giúp họ. Vì thế lòng tin của mọi người ngày một giảm, vậy làm sao họ dám giúp, biết đâu là thật biết đâu là giả

( nhok )

Bây giờ thật giả khó lương

Kính gửi các bạn độc giả của Vnexpress

Từ câu chuyện của bé Yue Yue, tôi rất sợ rồi đây mình cũng sẽ là 1 trong số 19 người qua đường vô cảm đó. Tôi xin kể 2 câu chuyện mà tôi đã trãi qua để chia sẻ cùng mọi người.
Chuyện xảy ra đã lâu, khi tôi còn là sinh viên đại học suốt ngày lọc cọc chiếc xe đạp. Hôm đó tôi gặp một em bé bị thương do một phương tiện khác gây ra bỏ lại. Mặc dù em bị thương không nặng, em bị chảy máu do xây xát ngoài da ở chân và cánh tay. Tôi đã đưa em đến một cửa hàng thuốc tây gần đó để sát trùng vết thương và đưa về nhà.
Tôi thật sự bất ngờ khi mẹ và gia đình của bé hùng hổ bắt tôi phải chịu trách nhiệm bồi thường vì đã gây thương tích cho bé. Mặc dù tôi đã hết lời giải thích nhưng vẫn không thể nào phân bua được với những lời lẽ chợ búa và ngang ngược của họ. Cuối cùng, tôi phải vét hết số tiền đang mang theo người chưa được 100 ngàn đồng đưa cho họ mới có thể ra về. Đứa bé chỉ ngồi khóc không dám nói tiếng nào để thanh minh cho tôi mà gia đình cũng chẳng thèm hỏi đứa bé lấy một câu về lý do bị tại nạn.
Kể cho người khác nghe chuyện này, tôi chỉ nhận được một câu "đồ ngu". Mà tôi cũng thấy mình ngu thật.
Một lần khác tôi gặp một người con ôm người mẹ già ốm nặng ngồi bệt bên đường. Ban đầu tôi muốn dừng lại giúp nhưng rồi chuyện ngày xưa khiến tôi cảm thấy sợ mình bị "ngu" thêm lần nữa. Khi đi rồi tôi vẫn áy náy không an tâm chút nào. Tôi cứ sợ mình bỏ đi rồi hai người họ sẽ như thế nào? tại sau những người đi đường không ai quan tâm đến họ? tại sao những người buôn bán xung quanh đó không đếm xỉa đến họ? Sau đó, tôi lại bắt gặp hai mẹ con nọ cũng trong tình trạng tương tự ngồi lê lết trên nhiều con đường khác của thành phố. Lúc đó tôi mới an tâm và tự nhủ lần này mình không "ngu"
Tuy là lần này mình không "ngu" nhưng nếu như trong trường hợp có người hoạn nạn dọc đường thực sự cần giúp đỡ thì sao? Nếu như tôi lại gặp một trường hợp của bé Yue Yue thì sao? Tôi sẽ là 1 trong 19 người qua đường đó hay chấp nhận mang tiếng "ngu" thêm một lần nữa?

( nguyenlien )

xxxxxxxxxxxxxxxxxxx

Dạy con không trở thành 'Kẹo mút chơi bời'


"Để con cái chúng ta không trở thành những 'Kẹo mút chơi bời' (người khoe gây tai nạn trên facebook), thì trong cách giáo dục, các bậc cha mẹ hãy làm gương cho trẻ", Thạc sĩ tâm lý học Nguyễn Thị Minh viết cho VnExpress.
> Từ 'chém gió' trên mạng xã hội đến bệnh vô cảm

Thạc sĩ tâm lý học Nguyễn Thị Minh hiện chuyên viên tư vấn tâm lý, giảng viên Học viện hành chính quốc gia TP HCM. Dưới đây là nguyên văn bài viết của bà Minh.

Đọc dòng status "máu lạnh" của người có nickname "Kẹo mút chơi bời" trên trang mạng xã hội mà tôi giật mình bởi thái độ vô cảm trước nỗi đau khổ, mất mát của người khác. Kẹo mút chơi bời chỉ là một “con sâu” nhưng cũng đã làm “rầu” biết bao người. Vì sao “con sâu” ấy lại trở nên như vậy và có cách thức nào để giúp con trẻ loại bỏ thái độ vô cảm ấy không?

Thái độ vô cảm xuất phát từ nhiều nguyên nhân và với những biểu hiện khác nhau. Trước tiên, bằng những nghiên cứu và kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy cũng như tư vấn tâm lý, tôi xin chia sẻ với các phụ huynh cách nhận biết con mình có vô cảm hay không, bằng cách đặt và trả lời những câu hỏi sau đây:

- Có hay không và tại sao con như thế: Trẻ có ngại bày tỏ cảm xúc thật của mình khi ở nhà, tại sao? Trong gia đình bạn để ý xem có hiện tượng trẻ trai không khóc còn trẻ gái không nói nhiều? Thời gian qua, chúng ta có quan tâm cảm xúc của con cái không? Gần đây trẻ có nổi giận hay sa sút tinh thần không? Trẻ có nổi cáu không? Trẻ thờ ơ với sự căng thẳng của các sự kiện trong đời sống không? Có nỗi đau nào đang diễn ra trong cuộc đời của trẻ không?...

- Điều gì: Có những điều gì hay vấn đề đặc biệt nào đó khiến trẻ bày tỏ sự vô cảm thường xuyên không? Khi nói chuyện, trẻ có thường xuyên đề cập về bề ngoài, tuổi tác, giới tính, trí thông minh hoặc khả năng của người khác không?

- Ai: Trẻ có bày tỏ thái độ vô cảm như thế với mọi người không? Có cá nhân nào mà trẻ đối xử rất nhạy cảm không? Nếu có, thì người đó là ai?

- Khi nào: Có lúc đặc biệt nào trong ngày, tuần hoặc tháng mà trẻ tỏ ra vô cảm hơn không? Có lý do nào không? Ví dụ có thể trẻ đói, mệt, đau, cô đơn cần được quan tâm? Trẻ có cảm thấy bị coi thường? Trẻ có cảm thấy mình vô dụng?

-: Có những nơi nào mà trẻ bày tỏ thái độ vô cảm hơn không (ở trường hay trung tâm giữ trẻ, ở nhà, ở cửa hàng, ở nhà bà nội…)? Tại sao?

Sau khi nghiêm túc trả lời các câu hỏi đó thì bố mẹ đã có được câu trả lời rằng con mình có vô cảm hay không. Nếu thấy các câu trả lời đều được thỏa mãn dữ kiện "có" thì chắc là con bạn ít nhiều có những biểu hiện vô cảm.

Khi đó các bậc phụ huynh phải làm gì?

Điều quan trọng đầu tiên bạn có thể làm để giúp giảm thái độ vô cảm của con mình là hỏi trẻ: “Con sẽ cảm thấy thế nào nếu con ở trong trường hợp như vậy?”. Và chúng ta hãy để trẻ thực hiện ngay việc đổi vai. Ví dụ: Nếu nghe thấy con mắng một đứa trẻ khác: “Việt, mày là đứa ngu ngốc nhất trên đời” thì hãy cho con bạn đóng vai là Việt để trẻ cảm nhận thế nào khi bị gọi là ngốc.

Thứ hai: cha mẹ cũng cần xem lại mình bằng cách trả lời các câu hỏi sau: gần đây có ai phàn nàn về tính vô cảm không quan tâm của mình tại gia đình hay nơi làm việc không? Ai đã phàn nàn và người đó đã nói gì? Ví dụ vợ/chồng của bạn thường trách móc: "Anh/em bận lắm hả, đến sinh nhật của con cũng nhớ...". Nếu đúng là như thế thì chính thái độ của chính bạn đã dạy cho trẻ điều đó. Vì vậy, cha mẹ và người lớn xung quanh hãy quan tâm hơn nữa đến con cái và cũng để làm gương tốt cho trẻ. Cách làm gương của cha mẹ sẽ dạy trẻ về sự nhạy cảm, cảm thông và tế nhị.

Theo một nghiên cứu tâm lý dài hơi bắt đầu vào thập niên 1950 ghi nhận rằng trẻ có những ông bố tham gia tích cực vào việc chăm sóc chúng từ nhỏ thì 30 năm sau những đứa trẻ đó sẽ trở thành người biết cảm thông hơn và nhạy cảm hơn những em khác.

Tiếp theo, để loại bỏ thái độ vô cảm của con, tôi xin chia sẻ 5 nguyên tắc giáo dục trẻ như sau:

Thứ nhất:: Không khoan dung thái độ vô cảm.

Bất cứ khi nào con cái bộc lộ tính vô cảm, hãy chặn lại và nói cho trẻ biết về điều đó, giải thích rõ ràng tại sao chúng ta xem thái độ của trẻ là không thể chấp nhận. Phải để cho con hiểu được rằng “điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác”.

Thứ 2: Thường xuyên dạy con về khả năng nhận biết cảm xúc.

Trước hết cần xây dựng khả năng nhận biết cảm xúc nơi trẻ bằng ngôn ngữ biểu đạt qua những từ như: ân cần, an toàn, áy náy, bằng lòng, bi quan, bình tĩnh, bị hắt hủi, đừng sợ... Sau đó chỉ cho trẻ cách quan sát phản ứng của người khác qua những biểu lộ nét mặt, giọng nói, điệu bộ hay tác phong người này để trẻ hiểu hơn về cảm xúc họ.

Ví dụ: Con có thấy khuôn mặt của mẹ khi đi làm về không? Hình như mẹ đang rất buồn. Con thử hỏi xem chuyện gì đã xảy ra với mẹ. Cách dễ nhất để nuôi dưỡng tính nhạy cảm ở trẻ và gia tăng sự cảm thông đó là thường xuyên yêu cầu trẻ “đặt mình vào vị trí của người khác”.

Thứ ba: Khen ngợi các hành động nhạy cảm và đề cao ảnh hưởng tích cực.

Khuyến khích thái độ nhạy cảm của con cái khi nó diễn ra. Hãy cho trẻ biết điều đó làm chúng ta hài lòng như thế nào. Ví dụ: Con có thấy là cu Bin rất vui khi gặp và được chơi với con không?

Thứ tư: Liên kết giữa cảm xúc và nhu cầu:

Hãy hỏi con cái các câu hỏi để giúp trẻ khám phá ra rằng cảm xúc của con người dẫn đến các nhu cầu. Những câu hỏi như vậy mở rộng ý thức của trẻ về điều mà những người khác có thể đang trải qua. Kết quả là trẻ trở nên nhạy cảm hơn và khiến chúng cảm thấy nhu cầu cần phải giúp đỡ người đó:

Câu chuyện ví dụ:

Cha mẹ: Con hãy nhìn bé gái đang khóc bên đống sách vở đang tung tóe kia. Con nghĩ xem cô bé cảm thấy thế nào?

Trẻ: Con nghĩ bạn ấy buồn và đau ạ.

Cha mẹ: Con nghĩ xem bạn ấy cần gì để cảm thấy tốt hơn?

Trẻ: Có lẽ bạn ấy cần ai đó giúp bạn nhặt đống sách vở kia ạ.

Thứ năm: Hãy kiềm chế thái độ xấu nếu như tính vô cảm tiếp tục

Nếu con cái vẫn tiếp tục bày tỏ tính vô cảm đối với những cảm xúc của người khác, đã đến lúc chúng ta đưa ra hậu quả có ý nghĩa phù hợp với tuổi và tính tình của con bạn. Ví dụ: cấm con chơi với bạn cho đến khi cháu hiểu được rằng phải đối xử tốt với những người khác. Nguyên tắc của cha mẹ là: “nếu con không thể đối xử dịu dàng với người khác, con không thể chơi được”.

Bên cạnh đó, cần tập cho trẻ biết xin lỗi người mà trẻ làm tổn thương. Có thể biểu lộ sự hối hận bằng cách viết ra lời xin lỗi, xin lỗi trực tiếp, xin lỗi gián tiếp qua điện thoại, email, quà tặng…

Còn các bạn trẻ khi làm bất cứ điều gì hãy nhớ tới công thức 4D: dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đừng vì một bốc đồng, cảm hứng mà gây nên hậu quả khó lường. Và rất mong phụ huynh có con hãy luôn để ý đến thông điệp “ngoảnh đi thì con dại, ngoảnh lại thì con khôn”. Hãy là bến bờ, là nơi nương tựa vững chắc của con cái dù khi nó thành công hay thất bại.

Nguyễn Thị Minh
Về Đầu Trang Go down
khach
Khách viếng thăm
Anonymous



Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Empty
Bài gửiTiêu đề: bệnh vô cảm   Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Icon_minitimeWed Nov 09, 2011 11:17 pm


Từ 'chém gió' trên mạng xã hội đến bệnh vô cảm


Nickname Kẹo Mút Chơi Bời khoe gây tai nạn trên Facebook, bị cộng đồng mạng và cả chuyên gia tâm lý đánh giá là biểu hiện của bệnh vô cảm. Trên mạng xã hội có cả hội muốn giết người cướp của, hội hâm mộ sát thủ tiệm vàng Lê Văn Luyện...
> 'Kẻ lên Facebook khoe gây tai nạn đang thách thức dư luận'/ Bệnh vô cảm: kết quả lối sống thực dụng thời hiện đại

Nhiều cư dân mạng trẻ cho rằng chiêu khoe giết người trên Facebook của Kẹo Mút Chơi Bời thật ra chỉ là trò đùa, chiêu khoe mẽ "chém gió" linh tinh trên mạng.

Tin buồn! Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin, cụ già 60 tuổi đêm qua chúng tôi đâm xe máy vào đã củ tỏi hồi 17h07. Anh em phang lô đề nhiệt tình đi. Lão sinh năm 1953" - Kẹo Mút Chơi Bời treo status này trên trang cá nhân Facebook của mình.

"Có thể thấy Kẹo Mút Chơi Bời đã không suy nghĩ khi viết status và chỉ nghĩ phát ngôn này kiếm được nhiều bình luận từ bạn bè chứ không ngờ lại bị phản ứng gay gắt. Đây là điển hình của thói giật gân, chơi nổi, khoe thành tích không hiếm gặp trên cộng đồng mạng”, Hạnh Quyên, sinh viên năm 2 Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM trao đổi với VnExpress.net.

Bạn bè trong trang Facebook của nickname này cũng thừa nhận, cậu là chuyên gia chém gió gây sốc. Cụ thể Kẹo Mút Chơi Bời thường khoe thành tích ăn chơi của mình một cách công khai trên trang cá nhân. Nguyễn An, sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ và tin học TP HCM, một tín đồ Facebook cho rằng, Kẹo Mút Chơi Bời khoe là để tạo được sự chú ý và chắc không ngờ lại bị cộng đồng phản ứng đến mức cơ quan chức năng phải vào cuộc truy tìm.

Thật ra những kiểu "máu lạnh giang hồ" như Kẹo Mút Chơi Bời không hiếm hoi trên các trang mạng xã hội. Nhiều trang mạng cá nhân hiện vẫn nhan nhản những phát ngôn thể hiện cảm xúc bốc đồng vô cảm hoặc buông lời xúc phạm người khác.

Ví dụ, trên trang cá nhân có tên gọi rất sốc là Hội những người muốn giết người cướp của mà không dám thổ lộ, một nickmane khởi xướng tinh thần bạo lực và khoe khả năng đại ca của mình bằng câu: “Chán như... muốn cầm dao chém thằng nào cho bõ ghét quá...”. Phát ngôn này không bị phản đối mà còn được thành viên hội tán thành kiểu “hay hay”, “cứ thế đi đại ca”. Càng được tung hô, nickname này càng có những phát ngôn chém gió nặng đô hơn.

Trên một trang cá nhân khác, nickname Ap tự bạch là học sinh cấp 3, có câu: “Buồn cười quá, bà già đang chạy xe thì bị gió tấp áo mưa vào mặt ngã lăn kềnh khiến mụ bán cháo đứng bên lề đường đổ cả nồi. Hahaha, sướng nhá”. Không may, dòng status vừa được chủ nhân đưa lên trang, tưởng được ưa thích vì sự hóm hỉnh, Ap lại bị bạn bè phản ứng dữ dội bởi thái độ vô duyên, vô cảm. Ap sau đó trần tình, thực ra câu ấy chỉ muốn làm nổi cho vui.

Sau vụ thảm sát tiệm vàng ở Bắc Giang cuối tháng 9, trang mạng xã hội còn có cả một trang Hội những người hâm mộ sát thủ tiệm vàng Lê Văn Luyện. Những người tham gia bình luận, chia sẻ, chế giễu, cảm thông... kẻ gây án vị thành niên này. Thậm chí có nickname còn tôn Luyện làm thần tượng.

Theo Lanhao, một cư dân mạng, "chém gió" chỉ là trò đùa của thế giới ảo, nhiều người khác vẫn thích chơi nổi kiểu này. Chỉ có điều mức độ của các blogger khác không quá "ác" nên không tạo ra làn sóng phẫn nộ kiểu Kẹo Mút Chơi Bời.

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên Học viện hành chính TP HCM cho rằng có một thực tế là tuổi mới lớn thường muốn làm nổi, muốn khẳng định bản thân, xuất phát từ nhu cầu muốn được ngưỡng mộ, kính trọng. Cách thông thường là tạo sự chú ý, bất chấp việc làm đó đúng hay sai.

“Đây là mong muốn mang tính tất yếu, song nhu cầu này chỉ có giá trị khi nó được thực hiện bằng hành động tích cực. Việc làm nổi bằng lời nói, hành vi vô cảm, máu lạnh, không những không có giá trị, mà còn đáng bị lên án”, bà Minh nói.

Còn tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Trường ĐH Sư phạm TP HCM nhận định chém gió là nhu cầu rất “ảo” nhưng được thỏa mãn “thật”, đó là sự tự khẳng định một cách thái quá của một nhóm đối tượng. “Những biểu hiện này không hẳn là đơn lẻ mà xuất hiện ở một nhóm bạn trẻ... Có thể nhận thấy những từ ngữ như chém gió, nổ tung trời hay nổ banh xác mang đến sự thoải mái về cảm xúc”, tiến sĩ Sơn nói.

Cũng theo ông Sơn, những hành động này đem lại những khoái cảm tạm thời khi người phát ngôn được tung hô hoặc thậm chí là bị phản ứng...

Hậu quả của những hành động chém gió trước hết cho thấy hành vi của người thực hiện lệch chuẩn xã hội. Đó còn là sự “lây lan” xã hội diễn ra nếu thiếu những định hướng kịp thời... Từ đó sự vô cảm, thái quá, lệch lạc trong nhận thức và hành vi sẽ trở thành một “cơn dịch thầm lặng”.

Cao Lâm

xxxxxxxxxxxxxx

Mình là người vô cảm?

Sáng lái xe đưa con gái đến trường, mình để nó một mình băng qua đường để vào lớp vì sợ muộn cuộc họp thứ hai đầu tuần với sếp tổng, không biết mình có phải là người cha vô cảm không nhỉ?

Đến ngã tư, đèn xanh còn 1 phút nữa là chuyển sang vàng, mình vượt vội ai dè không kịp, con xe đứng chình ình ngay giữa ngã tư vì dòng xe phía trước đang kéo dài. Thế là đường đã tắc càng tắc thêm. May mà 30 phút sau thì thoát, mình có phải là kẻ cầm lái vô cảm?

Đầu tháng, mình đuổi việc một trưởng phòng bộ phận vì cậu ta liên tục đi làm muộn. Cậu ấy trình bày hoàn cảnh vợ ốm, con đau, mình vẫn không chấp nhận. Mình có phải là người quản lý vô cảm?

Tháng nào phàn nàn lương chậm của mấy đứa nhân viên cũng đến tai mình. Sao thế nhỉ, muộn có 1-2 hôm nhưng mà họ có bị thiếu hụt đồng nào chứ? Mình đâu có phải là ông giám đốc vô cảm?

Đối tác đang giục mình thanh toán mấy hợp đồng ký kết, mình nói cô kế toán trưởng cố gắng trì hoãn càng lâu càng tốt vì mấy đơn vị bên đại lý của mình còn chưa trả tiền. Thời buổi này, ai chẳng cần tiền, người nợ mình, mình nợ người là chuyện bình thường. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại vẫn tự hỏi, mình có phải là một đối tác vô cảm?

20/10, không ăn cơm tối được với vợ vì còn bận tiếp khách, thế là vợ giận. Mình vẫn có quà cho cô ấy mà, đâu có phải là người chồng vô cảm nhỉ?

Nhìn xung quanh, mình thấy khối người xứng đáng nhận "danh hiệu" người vô cảm hơn mình.

Ví như nhà hàng xóm, cuối tuần nào cũng tụ tập ồn ào làm khu phố không có ngày Chủ nhật bình yên. Họ thật là vô cảm!

Ra đường có biết bao nhiêu người đi ô tô, xe máy vượt đèn đỏ, lấn tuyến gây tắc đường thế mà vẫn cứ bấm còi inh ỏi, chửi thề thằng khác đi sai luật. Họ thật vô cảm!

Nhiều người cứ ra đường, đến công ty là xả rác vô tội vạ. Lạ nhỉ, nhà họ thì biết giữ sạch, mà ra ngoài thì lại như vậy. Thật vô cảm.

Tai nạn giao thông cả chục người chết và bị thương trên đường, nhiều người không lo cứu nạn nhân mà lo hôi của, họ thật vô cảm.

Kinh tế đất nước đang khó khăn, chẳng lo làm ăn, chỉ đạo, nhiều quan chức, lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chơi golf, tennis, du lịch nước ngoài... Họ thật là vô cảm!
Mấy ngày nay, câu chuyện cháu bé 2 tuổi ở Trung Quốc bị ôtô đâm đang đánh thức lương tâm của mỗi người. Nhiều người nguyền rủa những kẻ gây nạn và làm ngơ không cứu giúp em và không quên tự vấn mình, mình có phải là người vô cảm.

Danh Toại

xxxxx

Đồng cảm với sự vô cảm của anh

Gửi anh Danh Toại- Công Thành Thích bài viết của anh. Đúng là con người bây giờ trong cái bối cảnh cơm áo gạo tiền, mưu sinh để tồn tại và đi lên buộc phải có quá nhiều thứ để trở thành " vô cảm" . Xã hội càng phát triển, guồng máy hoạt động càng quay nhanh, càng lên cao chức to càng nhiều trách nhiệm và phải dẹp bớt cảm xúc để kịp làm hết mọi thứ. Đôi lúc chúng ta quay cuồng vô cảm chạy theo những mục tiêu mà quên mất những người bên cạnh. Chúng ta sinh ra lành lặn, mà khi lao vào vòng mưu sinh trở thành người khuyết tật: có mắt như mù, có tai như điếc.. khuyết tật về thể chất thì đáng tội nghiệp, khuyết tật về tâm hồn thì đáng thương hại.. Hy vọng là chúng ta dừng lại, chữa lành bệnh "Vô cảm" của mình, lắng nghe bên trong con người chúng ta lên tiếng. Chậm lại, chậm lại nhưng sống có ý nghĩa hơn!


( PhiPhi )


Chúng ta sinh ra lành lặn, mà khi lao vào vòng mưu sinh trở thành người khuyết tật


Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng 07112011105

Một câu chuyện về lòng nhân hậu – Bài văn của em bé lớp 4
Posted on Tháng Mười Một 7, 2011 by Thủy ys
Mình có một cậu em trai ruột, em tên là Trần Đức Long. Em của mình rất ngoan ngoãn và học giỏi, luôn đứng đầu lớp và có niềm đam mê là học hỏi những điều mới mẻ.


Dưới đây là một vài bài văn của em-cậu bé học sinh lớp 4!

Thủy Y Sinh

Họ và tên:Trần Đức Long
Lớp 4A1
Trường :Hoàng Lê.

Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu.

Bài làm:

Hiện nay, ở miền Trung đang có lũ lụt rất lớn đã cướp mất của cải và đất hoa màu.Để chia sẻ với những người dân miền Trung, sau đây , em xin kể một câu chuyện nói về điều đó. Câu chuyện như sau:

Một buổi tối, khi hai mẹ con đang xem ti vi thì cái Hoa thốt lên:

-Mẹ ơi, miền Trung khổ thật, mẹ nhỉ!
-Ừ, con có biết rằng bây giờ, miền Trung đang chịu đựng một thiệt thòi rất lớn không?
-Con biết chứ. À, mẹ ơi! Ngày mai, mẹ cho con ăn cơm rang nhé, con không ăn phở nữa đâu. Con dành tiền cho người dân miền Trung cơ!
-Thôi, con thích ăn phở thì cứ ăn đi, còn con thích ủng hộ bao nhiêu thì mẹ cho.

Nhưng cái Hoa vẫn một mực không chịu:

-Con thích tự mình ủng hộ chứ không phải mẹ cho tiền như thế đâu!

Hình như câu nói đó đã làm mẹ nó phải động lòng.

Bỗng mẹ ôm chầm lấy cái Hoa,nói:

-Ôi,con gái của mẹ có trái tim nhân hậu quá! Thôi, được rồi, con muốn thế nào thì mẹ sẽ chiều.

Cái Hoa tươi cười:

-Con cảm ơn mẹ ạ!

Câu chuyện nhỏ ở trên có làm trái tim bạn,suy nghĩ của bạn ngân rung lên không, dẫu là rất khẽ thôi?

Khi xem ti vi, đọc báo, khi nhìn thấy cảnh miền Trung phải chống chọi với lũ, hẳn ai cũng quặn lòng đau xót.. Nhưng sao ở chỗ này, chỗ kia vẫn có những đồng tiền bị tiêu xài phung phí. Hãy một lần lắng nghe trái tim ta để chia sẻ thêm một chút nữa, để ta được trong sáng , đẹp đẽ với tuổi thơ, cái tuổi thơ mà ai cũng đáng có được.

Về Đầu Trang Go down
khach
Khách viếng thăm
Anonymous



Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Empty
Bài gửiTiêu đề: khủng hoảng niềm tin cuộc sống'   Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Icon_minitimeWed Nov 09, 2011 11:27 pm



Bệnh vô cảm xuất phát từ khủng hoảng niềm tin cuộc sống'

Cướp lộng hành giữa phố, kẻ nghĩa hiệp ra tay giúp nạn nhân lại bị đâm chết, nhiều người sợ hãi đến vô cảm. Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh nhìn nhận "dường như đang có một cuộc khủng hoảng niềm tin trong xã hội hiện đại".
> Vô cảm, bệnh 'mạnh ai nấy sống' thời hiện đại/ Bệnh vô cảm: kết quả lối sống thực dụng thời hiện đại/ Cái chết bé Yue Yue có lỗi của cha mẹ/

So sánh sự giống và khác nhau của xã hội Việt Nam xưa và nay, bà Minh (giảng viên Học viện hành chính TP HCM) cho rằng, thời nào cũng có sự hiện diện của cái thiện và cái ác, người tốt và kẻ xấu. Tuy nhiên nó khác nhau về mức độ và sự thể hiện ở từng thời điểm.

Trước đây con người sống trong môi trường làng xã nên mối quan hệ chặt chẽ hơn, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Vì thế mỗi khi xảy ra chuyện gì thì mọi người xung quanh xúm vào giúp đỡ. Chính sự đoàn kết này một phần giúp con người có thêm sức mạnh để khống chế và xua đuổi kẻ ác, một phần khiến kẻ xấu sợ hãi không dám ra tay.

Còn ngày nay khi tốc độ đô thị hóa ngày một nhanh, lối sống theo kiểu "đèn nhà ai nấy sáng", hàng xóm sát vách cũng không biết mặt nhau; đi cùng với nó là sự phân hóa giàu nghèo, sự lên ngôi của chủ nghĩa vật chất, tính vị kỷ, khiến mọi người chỉ chăm chăm lo cho hạnh phúc của bản thân hoặc gia đình mình.

Vì thế đến khi có kẻ gặp nạn, người ta do vô tình không để ý hoặc cố tình thờ ơ cho rằng đó không phải là việc của mình. Và ngược lại đến khi bản thân họ gặp chuyện cũng chẳng có ai giúp. Đó là hệ lụy tất yếu về mặt tâm lý - theo phân tích của Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh.

Đô thị đất chật người đông "Thạch Sanh thì ít Lý Thông thì nhiều", trong khi lực lượng an ninh không đủ để có mặt kịp thời khi xảy ra sự cố. Ảnh: Thi Ngoan


Thêm vào đó, trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay, kẻ xấu ngày càng hung hãn và ngang ngược vì có trong tay vũ khí, khiến mọi người (cả nạn nhân và người ra tay giúp đỡ) không thể lường trước hậu họa. Trước tình cảnh đó, con người cá nhân thời nay rơi vào trạng thái co cụm và lo sợ.

"Đó là chưa kể xã hội bây giờ quá phức tạp, lừa phỉnh rất nhiều, do đó mọi người chọn cách phòng thủ, tốt nhất là không dây dưa vào chuyện người khác để khỏi chuốc họa vào thân. Đơn giản, đó là sự phòng vệ", bà Minh nói.

Xét về yếu tố tâm lý xã hội, bà Minh cho rằng đang có sự thay đổi lớn trong hệ thống giá trị sống của con người qua các thời đại. Ngày xưa con người sống trọng "nghĩa" hơn, tức là luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, sự hy sinh, sẵn sàng xả thân vì cái thiện dù đó là việc của gia đình, đồng loại hay của đất nước. Vì thế mà ở thời ông cha ta những giá trị cốt lõi của tình nghĩa gia đình, thầy trò, tình yêu quê hương đất nước luôn được đặt lên cái tôi cá nhân.

Trong khi đó con người ngày nay trọng "tình" hơn, tức là thiên về mặt cảm xúc cảm tính và bản năng nhiều hơn. Theo bà Minh, không thể phủ nhận tầm quan trọng của tình yêu trong đời sống, song do nó thiên về cảm xúc nên có mặt tiêu cực là sự mù quáng, bởi người ta chỉ dành sự ưu ái cho người mình yêu thương. Chính sự thế mà con người hiện đại chỉ quan tâm đến người "của mình" và cho phép bản thân bỏ qua các mối quan hệ "ngoài luồng".

Khảo sát của VnExpress về thái độ khi chứng kiến học sinh đánh nhau, chỉ có 24,8% ý kiến trên tổng cộng gần 17.300 độc giả tham gia, đã chọn phương án can ngăn, gần 33% cho biết sẽ báo cho cơ quan chức năng, trong khi hơn 23% bỏ đi coi như không biết.


Xét khía cạnh khác, Thạc sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy cho rằng, thường ở chốn thị thành mức sống cao, người dân luôn nghĩ đó là nơi mà sự quản lý nhà nước chặt chẽ nhất nên họ tin và đặt sự an nguy của mình vào tay lực lượng an ninh. Song thực tế khi xảy ra tai nạn, vì một lý do nào đó mà lực lượng này chưa kịp thời có mặt để phong tỏa hiện trường, dẫn đến tình trạng hỗn loạn, kẻ cơ hội thì xông vào hôi của, người tốt giúp đỡ nạn nhân có khi lại mang họa vào thân...

"Những vụ tham nhũng, hối lộ, tiêu cực của một phận quan chức nơi này nơi kia cũng khiến người dân càng mất lòng tin vào cộng đồng. Rồi ngay cả trong ngành giáo dục cũng có những tiêu cực học giả, bằng giả, tiến sĩ giấy... nên người dân không còn biết đặt niềm tin vào đâu", bà Thúy nói.

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định mối quan hệ giữa sự vô cảm với độ tuổi hay văn hóa vùng miền. Tuy nhiên, trên thực tế những người ra tay nghĩa hiệp thường thuộc tầng lớp bình dân, ở độ tuổi 30- 40 trở lên. Các nhà nghiên cứu xã hội học cho rằng, những hành động mang tính nhân văn này thường gắn liền với kinh nghiệm sống, kỹ năng xử lý tình huống, cộng với sự từng trải và đồng cảm. Rất có thể họ đã từng bị mất mát người thân trong những trường hợp tương tự nên ra tay giúp đỡ mà không nề hà, do dự.

Mặc dù vậy, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh khuyên thái độ lạc quan hay bi quan thái quá đều đem lại kết cục không tốt. Điều quan trọng mọi người cần ý thức rằng, ở đâu cũng có người tốt kẻ xấu, kẻ nghĩa hiệp, người lãnh đạm, vì thế mà mỗi người cần chung tay nhân cái tốt dẹp cái xấu để xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

Trên thực tế, vẫn có những hiệp sĩ hy sinh giúp dân bắt cướp, những người tốt bụng sẵn sàng cứu đồng loại trong hoạn nạn. Hoặc ở một số nơi trong thành phố, người dân vẫn đùm bọc giúp đỡ nhau và giữ được an ninh tốt trong địa bàn sinh sống của họ.

Vì thế để chế ngự cái xấu, phát huy nhân tố tích cực trong xã hội, Thạc sĩ Phạm Thị Thúy cho rằng, một mặt Nhà nước cần can thiệp để nâng cao năng lực đảm bảo trật tự an toàn xã hội của lực lượng công an, cảnh sát. Bên cạnh đó toàn xã hội cần siết chặt đấu tranh chống tệ tham nhũng, các cán bộ cần đi đầu làm gương mới mong tạo được niềm tin trong dân chúng.

Nhắc lại tầm quan trọng của "tam giác" 3 môi trường làm nên nhân cách của một con người là gia đình - nhà trường - xã hội, Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh cho rằng, cần có một cuộc "đại phẫu" trong lĩnh vực giáo dục. Công tác đào tạo bên cạnh dạy kiến thức khoa học thì cũng cần phải đề cao những giá trị đạo đức, tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình yêu thiên nhiên, tình đồng loại, cũng như trang bị cho lớp trẻ những kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống...

"Trước tiên người lớn cần phải làm gương sáng cho trẻ. Nếu cha mẹ, thầy cô cũng vô cảm thì đừng mong giáo dục được thế hệ trẻ có ý thức hay giàu lòng nhân ái. Còn bản thân người trẻ hãy tự ý thức việc trang bị những kỹ năng sống là của mình chứ đừng chỉ ngồi chờ sự ban phát từ người khác", bà Minh đúc kết.

Thi Ngoan

xxxxxxxxxxxxxxx

Nguyên nhân của bệnh vô cảm.

Cái ác thường sử dụng bạo lực. Để chống lại cái ác thì không chỉ thuyết phục bằng lời mà phải dùng bạo lực chính nghĩa. Hậu quả người can thiệp lại có thể mắc vào vòng lao lý. Tôi nhiều khi cũng muốn can thiệp chuyện bất bình nhưng tai hoạ biết đâu lại giáng xuống đầu mình nên đành nhìn đó mà cho qua nhưng trong lòng vẫn thấy bức xúc. Xưa cha ông ta ngoài luật còn có lệ, có các định ước không viết thành văn bản nhưng đảm bảo cho cái ác không thể hoành hành được. Nhớ khi xưa bắt được một kẻ ăn cắp thì cả phố xúm lại đánh có khi gần chết rồi mới giải ra công an, còn như dùng hung khí đánh người thì dân đánh chết vô tội vạ. Bây giờ mà vậy kẻ ác chắc cũng sẽ chùn tay không thể ngang ngược như hiện nay. Tất cả là do hệ thống điều hành luật pháp mà thôi.

( Phan Hoàng Bảo )

Bài viết phân tích rất đúng!

Niềm tin vào cuộc sống mà phải chính xác là những người xung quanh đang cạn đi trông thấy. Nhưng đáng buồn là cả những người bảo vệ cho an ninh cũng bị mất niềm tin của dân, người cứu chữa cũng bị mất niềm tin của con bệnh, người dậy học bị mất niềm tin của học sinh, người xây dựng bị mất niềm tin của người sử dụng, và thậm chí, bố mẹ mất luôn niềm tin của con cái. Mọi thứ như đang bắt mọi người phải 3 không: không thấy, không nghe, không biết.

( Phạm Văn Cường )

khủng hoảng niềm tin, xã hội, vô cảm cũng đúng thôi...

Thật sự thì luật pháp việt nam mình hiện nay chưa thật sự bảo vệ cho người dân trong trường hợp tự vệ chính đáng... bọn cướp giật, gian hồ khi gây án bị bắt thì ở tù là phải ròi còn mình lương dân có nghề nghiệp gia đình đàn hoàn ra tay cứu giúp hay tự vệ lở có gì cái tự nhiên mang án vào thân mất hết tất cả thử hỏi bãn là một trí thức bao nhiêu năm trời cố công xây dựng mà dính vào một vụ như vậy bạn có dám làm không, nếu ra tay không dứt khoát bọn côn đồ đó mà thực sự hung hản có thể làm bạn chết thì sao...? Còn ra tay một cách dứt khoát để tranh hậu quả thì bạn lại bị mang án vào người mất hết tất cả...Chính vì vậy mà những con người ngày nay hầu như ai cũng có suy nghỉ này, cũng sợ liên luy thành ra không ai dám ra tay giúp đở nhau hết. Mình cũng thật sự buồn cho xã hội hình như ngày càn suy đồi về giá trị đạo đức sống mây em loai choai có thể sẳn sàng ra tay cướp đi sinh mạng người khác vì biết mình có giết người cũng không phải bị tử hình, người lớn thì lại cầm đầu bọn nhỏ làm bậy rồi đưa chung ra làm bia đở đạn.... hai dà tình người bây giờ thật khó tìm thấy. Mong rằng pháp luật sẽ được điều chỉnh để công bằng với mọi người...không bao che cho bất cứ một ai dù là nhỏ hay lớn. Cứ nhìn vào các nước cạnh mình có thể họ không có bản án tử hình đi nữa thì cho dù bao nhiêu người cùng nhau thực hiện hành vi giết người thì bấy nhiêu người đó đều bị xử như nhau đều là chung thân chứ không có chuyện như nước mình 10 người đánh chết 1 người thì chia án ra mỗi người mấy năm tù...

( nguyen anh dung )

Giúp đỡ đổi lấy mạng sống ?

Thiết nghĩ bạn đi đường gặp 1 nhóm cướp táo tợn, bạn ra tay xong bị bắn bỏ lại con thơ và vợ trẻ, bạn có can đảm vậy không. Xin hỏi thạc sĩ chuyên khoa tâm lý thẳng 1 câu nếu gặp vậy Bác có dám xông vào ko mà sao cứ ngồi không mà nói vậy. Nói Thật xã hội giờ đang loạn mà bà Mình nói vậy là đúng hay sai : "Trước tiên người lớn cần phải làm gương sáng cho trẻ. Nếu cha mẹ, thầy cô cũng vô cảm thì đừng mong giáo dục được thế hệ trẻ có ý thức hay giàu lòng nhân ái. Còn bản thân người trẻ hãy tự ý thức việc trang bị những kỹ năng sống là của mình chứ đừng chỉ ngồi chờ sự ban phát từ người khác", bà Minh đúc kết. Câu nói này là sao? Nếu theo quan điểm tôi hi sinh đời bố để đời con mồ coi nếu lỡ ra tay nghĩa hiệp . Liệu con mình sẽ ra sao, gia đình như thế nào. Và nhà nước lo gì cho ta. Được cái chứng nhận chăng ?

( Pinetrees )

Vô cảm vì xã hôị

Hôm qua tôi đi làm về trên đường Láng , Hà Nội có một vụ tai nạn (đoán thế) vì có một người đàn ông nằm trên đường, máu me bê bết bên cạnh chiếc xe máy đổ ngang. Người đứng xem rất đông nhưng không ai giúp gì, chỉ đứng nhìn. Tôi hỏi một ngưòi sao mọi người chỉ đứng nhìn mà khong đưa người đàn ông đó đi cấp cứu thì họ trả lời nếu lỡ người nhà đàn ông đó vu cáo anh là người gây tai nạn thì sao, anh có thể chứng minh mình vô tội không? Họ đợi công an đến vì chỉ có công an đến làm xong thủ tục thì mới đưa đi cấp cứu được và có gì thì đã có công an chứng nhận. Vậy đó, xã hội này mất niềm tin vô cảm cũng vì luật không chặt, và cũng vì xã hội đẻ ra sự vô cảm này. Xã hội mà người ngay sợ kẻ cắp thì sẽ là như thế.

( Lê Liêm )

Thạch Sanh không phải là hiếm

Khao sat cua VnExpress chi la y kien tham khao thoi. Theo toi thuc te so luong nguoi nhin thay danh nhau ma bo di hoac dung lai xem cao hon con so duoc cong bo rat nhieu. Thuc te la vay do. Toi da tung thay tinh trang mot nguoi bi nga xe ngoai duong, dau hem nha toi. Luc do toi moi tu que vao thanh pho, thay bo me thuong hay giup do moi nguoi, toi lien ra tay giup do, nhung sau khi nguoi kia cam on va bo di thi bac xe om dung gan do lien bao toi la dại và bao toi dung qua xen vao chuyen nguoi khac "có ngày mắc họa đấy con". Toi nghe ma k dam tin vao tai minh nua.

Đay la cau chuyen co that cua toi, toi chi muon chia se voi cac ban đe cho thay rang trong thuc te Thach Sanh k phai la hiem, ho cung muon ra tay giup do lam nhung cong đong lai nhin ho voi con mat ai ngai, đieu nay that đang tiec.

( Nguyễn Trúc )

Bệnh 'sống chết mặc bay' của người thành thị

“Trên đường đi dạy, tôi thấy một nhóm nữ sinh vây lại đánh một em khác khiến quần áo dài của cô bé rách toang, máu me đầy mặt, trong khi hàng trăm học sinh khác chỉ tò mò đứng xem”, cô giáo Phương Lan đau đáu.

Chứng kiến cảnh này, cô giáo dừng xe lại và đề nghị các học sinh giải tán, song nhóm nữ sinh kia còn đòi lao vào đánh cả cô. Rất may lúc đó có một thầy giáo can thiệp kịp, giúp cô Lan vực em gái kia dậy và đưa vào trạm xá gần đó để băng bó vết thương.

“Học trò bây giờ bạo lực quá, sẵn sàng hành hung người khác vì bất cứ lý do gì. Tôi từng nghe học trò phản ánh về những cuộc thanh trừng đẫm máu của các nhóm nam sinh để trả thù hoặc vì lý do tình cảm. Nhưng hôm đó trực tiếp chứng kiến các nữ sinh ra tay với cô bé cùng lớp như băng nhóm xã hội đen, trong khi hàng trăm nam thanh nữ tú chỉ đứng nhìn, tôi thực sự sốc và thất vọng”, cô giáo dạy văn cấp 3 tại Đồng Nai kể lại.

Làm việc 15 năm trong ngành giáo dục, chứng kiến sự thay đổi trong lối sống của các thế hệ học sinh, cô Lan lo lắng: “Sự xuống cấp về đạo đức trong giới trẻ bây giờ thực đáng ngại, không còn chỗ cho sự tha thứ, cảm thông. Dường như bạo lực đang chiếm vị trí thượng tôn trong các mối quan hệ”.

Kim Hường, sinh viên trường Đại học Kinh tế TPHCM nhìn nhận, ngày nay không còn nhiều bạn trẻ nhường ghế cho người già, phụ nữ trên xe buýt nữa; hay chứng kiến những cảnh tượng tai nạn giao thông, cướp giật trên đường, ít người dám ra tay giúp đỡ hay ngăn cản "bởi ai cũng sợ bị liên lụy”.

Cô cũng thú thực nếu gặp người bị nạn chắc cũng không dám giúp đỡ. "Trên thực tế đằng sau hành động nghĩa hiệp còn cả khối trách nhiệm dân sự phải thực hiện rất tốn thời gian, nào là khai báo với bệnh viện, rồi năm lần bảy lượt lên trình diện chính quyền hay công an. Đó là chưa kể khi người đó chết, mình sẽ bị nghi là thủ phạm mà mình lấy đâu bằng chứng chứng minh ngược lại”, cô gái trẻ cho biết.

Hường băn khoăn, ngày xưa ở nhà được bố mẹ dạy ra đường gặp người hành khất phải giúp đỡ. Song sống ở thành phố có quá nhiều người giả xin ăn nên Hường trở nên nghi ngờ tất cả. Cô nói: “Nhiều lúc sinh viên còn nghèo hơn họ. Hồi đầu, thấy một bà cụ mù đi với cháu gái nhỏ đến xin tiền, tôi không cho, cảm giác cũng áy náy lắm. Nhưng dần dần tôi trở nên bình thường hơn, không còn bứt rứt như trước nữa, song nghĩ bản thân đang ngày càng vô cảm, cũng sợ lắm”.

Tìm kiếm từ khóa "vô cảm trong xã hội" trên mạng Google, chỉ trong vòng 0,23 giây bạn sẽ nhận lại đến gần 35 triệu kết quả, gồm những bài nghiên cứu, bình luận trên web, blog, facebook, diễn đàn… lên án căn bệnh vô cảm xoay những vụ việc nổi cộm như: sinh viên trường Đại học Ngoại thương chặt đầu người yêu phi tang, Chủ tịch huyện ém nhẹm tiền hỗ trợ nạn nhân bão lụt, tài xế gây tai nạn cố tình cán chết người...

Theo một khảo sát hồi tháng 3 vừa qua của VnExpress.net trên hơn 17.000 bạn đọc, khi được hỏi "bạn sẽ làm gì khi chứng kiến học sinh đánh nhau", hơn 40% cho biết họ sẽ chỉ đứng nhìn, hoặc bỏ đi, coi như không biết. Chỉ có gần 25% tuyên bố sẽ can ngăn những vụ bạo lực này.

Nhìn nhận vấn đề này, ông Vũ Toản, Thạc sĩ xã hội học, giảng viên trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân Văn TP HCM cho rằng, sự vô cảm là sản phẩm của quá trình đô thị hóa. Nó trở nên phổ biến và không thể cưỡng lại trong thời kỳ công nghiệp như Việt Nam giai đoạn này. Khi phải bon chen mưu sinh, ai cũng lo bảo vệ lợi ích cá nhân thì sự vô cảm với xã hội sẽ nảy sinh. Biểu hiện ban đầu là không quan tâm đến người khác, rồi dần dần sẵn sàng sát hại đồng loại vì lòng tham.

Nhà nghiên cứu xã hội học nhìn nhận, con người đô thị thường mang tính duy lý. Họ duy trì các mối quan hệ với nhau không vì tình cảm mà chủ yếu vì lợi ích. Chẳng hạn người bán hàng cố gắng chiều lòng "thượng đế" để đôi bên cùng có lợi, hoặc một nhân viên quan tâm thăm hỏi sức khỏe của sếp bởi đấy là người có quyền sa thải hay thăng chức cho mình.

Để tự bảo vệ lợi ích bản thân, người ta có thể từ chối một số mối quan hệ ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của họ hay gây ra những rắc rối không mong đợi. Điều này lý giải hiện tượng khi thấy tai nạn giao thông, nhiều người có xu hướng tránh không dây vào, bởi họ đắn đo về sự có mặt của mình chưa chắc đã làm cho sự việc tốt đẹp hơn. "Bên cạnh đó giúp người còn khiến không ít người mất thời gian, ảnh hưởng đến công việc và đảo lộn nhịp sống hàng ngày của mình”, ông Toản khẳng định.

Sự phân chia chức năng trong xã hội đô thị cũng là nhân tố gây nên hiện tượng này, theo chuyên gia này. Chẳng hạn trách nhiệm giữ trật tự xã hội, xử lý tai nạn giao thông là của công an, cảnh sát. Hơn nữa, trong một khối lượng xe khổng lồ lưu thông trên đường mà có nhiều người dừng lại giúp nạn nhân chưa chắc đã làm cho tình hình tốt hơn, thậm chí càng làm giao thông tắc nghẽn. Với lý giải này, người ta dễ làm ngơ trước những cảnh tượng mà đáng ra họ có thể giúp đỡ.

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định mối quan hệ giữa sự vô cảm với độ tuổi hay văn hóa vùng miền. Tuy nhiên, trên thực tế những người ra tay nghĩa hiệp thường ở độ tuổi 30-40 trở lên. Theo quan điểm cá nhân của ông Toản, những hành động mang tính nhân văn này thường gắn liền với kinh nghiệm sống, cộng với sự từng trải và đồng cảm. "Rất có thể họ đã từng bị mất mát người thân trong những trường hợp tương tự nên ra tay giúp đỡ mà không hề nà, do dự", ông nói.

Trước thực trạng tuổi trẻ ngày càng vô cảm trước tai ương của đồng loại, ông Toản cho rằng không thể trách vì họ không có lỗi, cũng như trải nghiệm chưa đủ nên chưa biết rung cảm trước những đau thương mất mát của người khác. Theo ông, vấn đề còn do thiết chế xã hội, pháp luật chưa bảo vệ được người trẻ trong những tình huống xảy ra xô xát.

Tuy nhiên, ông cho rằng không nên có cái nhìn quá bi quan về hiện tượng này, vì ở đâu cũng có người tốt kẻ xấu, kẻ nghĩa hiệp, người lãnh đạm. Bệnh vô cảm sẽ tự biến mất khi cuộc sống kinh tế đầy đủ, con người sống chậm lại và tìm về những giá trị tình cảm, tinh thần. Lúc đó con người sẽ nhận ra, tiền bạc vật chất không phải là tất cả, mà đó chỉ là phương tiện để mang người với người lại gần nhau hơn. Ngày nay nhiều gia đình ở thành phố cũng bắt đầu ý thức giữ gìn mối quan hệ họ hàng, láng giềng, như một dấu hiệu khả quan.

Trên phương diện khác, Thạc sĩ giáo dục Phạm Phúc Thịnh nhìn nhận, trong những vụ án gần đây, hầu như cha mẹ của hung thủ đều bất ngờ trước tội lỗi của con cái mình, thậm chí có người còn khẳng định con cái họ là những đứa con ngoan trong nhà. Yếu tố này cho thấy sự lỏng lẻo trong quan hệ gia đình, người làm bố mẹ đang quá chú trọng đến việc “nuôi” mà quên mất việc “dạy” con thành người.

Ông Thịnh cho rằng, thực tế hiện nay nhiều bậc cha mẹ sinh con ra nhưng chưa thấu hiểu kiến thức về giáo dục con cái. Đa phần họ áp dụng hình thức “sao y” từ thế hệ trước mà không thấy sự thay đổi quá nhanh của xã hội, nên rất khó để thích nghi.

Ngoan Ngoan

Đúng là rất vô cảm

Tôi có một cô bạn mới kể cho tôi nghe một chuyện của cô ấy. Chuyện là cô ấy đi chợ đang trên đường về nhà, vì người đi phía trước cô ấy thắng đột ngột nên cô ấy cũng phải thắng xe gấp và bị ngã, xe đổ kềnh ra đường, nhưng không một ai đi đường giúp cô ấy dựng xe , lấy giúp đồ đi chợ bị rơi hết ra đường hay đỡ cô ấy dậy, mà cô ấy tự phải làm mặc dù vừa mới bị ngã rất đau. Qua việc này cô ấy mới thốt ra "đúng là con người với nhau mà sao vô cảm thế".

Còn chính tôi cũng chứng kiến một việc ở bệnh viện Phụ Sản. Chuyện là trong khi tôi ngồi ghế để chớ tới lượt mình thì bên cạnh tôi vẫn còn ghế trống, lúc đó có 1 chị đang mang thai khoảng 5 hay 6 tháng gì đó tiến lại ghế đó định ngồi thì bỗng đâu một người đàn ông lao vào và chễm chệ ngồi đó, không biết rằng xung quang toàn là phụ nữ đang ngồi chờ tới lượt khám. Chứng kiến cảnh đó chính tôi phải đứng dậy để nhường ghế cho chị đang mang bầu.
Đây đúng là cái giá phải trả cho cuộc sống ở thành thị. Buồn....

( Khánh Vân )

Văn minh là phải dựa vào pháp luật

Không thể trách người thành thị vì chốn thành thị là chốn phức tạp với muôn ngàn chiêu thức lừa lọc dối trá nên họ phải cảnh giác. Không riêng VN mà ở bất cứ quốc gia nào. Vấn đề ở chỗ là trách nhiệm công dân phải báo cáo cho người thực thi pháp luật (CA, thanh tra....v.v..) mà thôi.

Ở các nước phát triển, công dân không bao giờ làm thay cảnh sát mà chỉ làm tai mắt mà thôi. Nếu không người cảnh sát khu vực đó sẽ phải chịu trách nhiệm với những thiệt hại cho người dân đó.

( Minh )

Tâm lý sợ hãi và e ngại

Tôi nghĩ là do hệ thống pháp luật chưa được nghiêm minh, chưa bảo vệ đến cùng người tố cáo, ai cũng sợ tâm lý bị trả thù. Do đó, gây ra tâm lý sợ hãi và e ngại dẫn tới hệ quả là "người ngay sợ kẻ gian". Nếu hệ thống pháp luật đủ mạnh (như một số nước) thì kẻ gian phải sợ người ngay và sự can thiệp, bảo vệ kẻ yếu sẽ được nhân dân ta phát huy.

Cũng cần nói thêm một ý nữa đó là tội phạm nói chung ngày nay càng ngày càng manh động, sẵn sàng "được ăn cả, ngã về không", miễn là đạt được mục đích của mình, hoặc có tiền tiêu xài. Việc này tạo ra sự e ngại cho người can thiệp, bởi rất nhiều tiền lệ đã xảy ra khi người can thiệp, bảo vệ nạn nhân đã vô tình là nạn nhân của bọn xấu, thậm chí thiệt mạng vì can thiệp.

( kimtrong )

Nên hiểu thế nào

Tôi thấy xu thế chung đều vậy. Như tôi, năm trước tôi gặp vụ tai nạn xe máy, tôi không ngần ngại xuống giúp đỡ nhưng khi tôi đỡ người bị nạn thì tôi bị chửi một câu rất vô văn hóa và họ đã nghĩ rằng tôi gây ra cho họ. Thật phiền toái khi giải thích lại. Cho nên giúp hay không, giúp như thế nào và tốt nhất không giúp thì sẽ không bị phiền phức.

( viethung )

Không hẳn là vô cảm

Không hẳn mọi người ngó lơ trước một vụ xô xát là vì vô cảm. Từ xưa dân ta đã có câu "không phải đầu thì phải tai" để khuyên người ta tránh xa những rắc rối, nhất là những vụ ẩu đả. Hơn nữa, có vẻ như trong xã hội ngày nay, ngày càng nhiều những người "liều", sẵn sàng hạ thủ không cần nghĩ đến kết quả và sẵn sàng trả thù tàn độc. Đã có biết bao câu chuyện mà "người hùng" phải gánh chịu thương vong chỉ vì mở lòng nghĩa hiệp hoặc có những người vì nỗi bất bình, giúp người cô thế rồi vô tình rơi vào vòng lao lý.

Vì thế, thiết nghĩ, đừng vội trách người đô thị vô cảm, có lẽ chỉ vì cái câu "ôm rơm rặm bụng" đang ngày càng lớn lên trong đầu mỗi người lương thiện - những người vẫn còn đó gia đình, người thân và tương lai của chính họ. Nếu một ngày nào đó, xã hội có nhiều hơn những cách để ủng hộ và bảo vệ cho hành động nghĩa hiệp thì tôi tin rằng sẽ không còn ai nhận xét rằng người ta (không riêng người đô thị) đang vô cảm.

( Kiều Quý )

Ngày xửa ngày xưa

Ngày xửa ngày xưa (những năm trước thập kỷ 90) con người đối xử với nhau thật có tình; những khi hoạn nạn ngoài người thân còn có hàng xóm, bạn bè, thậm chí cả những người chưa từng quen biết đưa tay ra cho bạn nắm, sẻ chia cùng bạn những khó khăn trong cuộc sống; an ủi, động viên, khích lệ bạn mỗi lần vấp ngx hay có chuyện buồn;... Ngày nay tôi từng gặp những vụ tai nạn mà người bị nạn bị ngã rất đau (trong đó có cả người già, phụ nữ) nhưng anh công an áo xanh có, áo vàng có thản nhiên phóng xe đi thẳng! Giá như được trở lại ngày xửa ngày xưa!

( Nguyễn Mạnh Hùng )

Làm người tốt thật khó

Bây giờ thật khó để phân biệt được sự nghĩa hiệp của con người. Ví dụ: Trong trường hợp đám học sinh đó đánh nhau, người thầy kia vào can ngăn và xảy ra xô xát, chẵng may người thầy này làm một bạn học sinh nào đó bị ngã dẫn đến thương tật hoặc nặng hơn là bị chết, liệu trường hợp này sẽ như thế nào? Liệu người thầy này còn được coi là nghĩa hiệp nữa không?
Tôi thấy bây giờ để trở thành một người tốt trong mắt mọi người thật là khó. Quan trọng mình sống thế nào để lương tâm không bị cắn rứt là được.

( Kenta )

Đừng bi quan quá

Tôi cũng đã từng bị gặp nạn, nhưng vẫn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, người trẻ tuổi có, người trung niên có... Cuộc đời vẫn đẹp sao!

( daoct )

Có nhiều cơ sở để hành xử như vậy!

Dĩ nhiên là không một ai có thể dửng dưng nhìn thấy người khác gặp nạn mà không cứu. Tuy nhiên xã hội hiện nay quá phức tạp, lừa phỉnh rất nhiều do đó mọi người đều chọn cách phòng thủ tốt nhất cho mình là "không dây dưa vào chuyện người khác để khỏi phải chuốc họa".

Có nhiều vụ án giết người cướp của mà những tên cướp giả vờ xô xát trên đường rồi thừa cơ hội ra tay với người bị hại. Có nhiều người giả vờ bệnh tật, già yếu để đi xin... như vậy càng ngày lòng tốt của con người sẽ không được đền đáp bằng điều tốt đẹp mà ngược lại. Thực tế ở hiền và hay giúp đỡ người khác bây giờ lại thường gặp ... cướp chứ không gặp lành nữa. Do đó không xen vào chuyện của người khác còn là cách để bảo vệ mình!

( tvt )

Chia sẻ

Tôi cũng còn là một người trẻ tuổi xong cũng xin có một vài chia sẻ bởi chính tôi cũng như những người đang đọc những bài viết này cũng không ít hơn 1 lần gặp cảnh tượng tương tự.

Chuyện là có lần tôi đi công tác đang quan sát trước sau để sang đường thì bỗng nhiên có 1 chị cỡ trung tuổi bán vé số đi xe đạp lao từ trong cổng ra. Thế là đâm vào tôi. Thấy xe lắc dữ dội tôi hoảng hốt tưởng mình đâm phải cột điện. Quay lại thì thấy chị đang ngồi dưới đất. Tôi quay lại dìu chị đứng dậy nhưng chị phải ngồi 1 hồi mới đứng lên. Hỏi thăm 1 hồi chị nói chị không sao cả.

Chuyện không có gì để nói nếu như không có một người đàn ông lớn tuổi đi xe máy hạng sang trọng chạy tới la lớn "Để tao về gọi chồng con mày ra". Thế là ông ta lao vụt đi. Tôi phải chờ dìu được chị đứng dậy xem có vấn đề gì không với tâm trạng lo sợ. Làm sao để mau mau chuồn khỏi đây. Người nhà người ta ra làm sao mình ăn nói với người ta. Không biết chừng họ ăn vạ hoặc xách dao búa đùng đùng kéo quân ra thì sao? Đang ở nơi đất khách quê người chỉ có may mắn mời không gặp bất trắc trong tình huống này. Tôi thực sự lo sợ!

Thế nhưng may mắn đã mỉm cười với tôi vì chị đã đứng dậy mặc dù người nhà và ông già đó đã đến và không ít người xì xào. Chị nói "em đi làm đi, chị không sao". Tôi vừa mừng vừa lo và khi đi làm ngày hôm đó tồi cũng không hoàn thành tốt lắm công việc của mình.

Theo tôi nghĩ thì hiện nay không chỉ ở thành thị mà lối sống buông thả còn lan tràn ra đại đa số các vùng quê. Hiện tượng thanh niên không muốn làm ăn mà chỉ túm năm tụm ba nói tục chửi bậy đánh nhau, quậy phá khá nhiều. Lấy ví dụ như nếu ai đó từ thành phố về quê đi lại hoặc có cái gì đó hơi đặc biệt thì sẵn ầng bị "ăn đạn" không lí do của những thanh niên này... và còn cao hơn thế nữa thì cũng không dám nói ở đây.

Những biểu hiện như thế phần nhiều do ý thức của mỗi con người cũng phần nào do sự quản lý của gia đình cũng như những hạn chế trong quản lý xã hội chưa tuyên truyền hoặc thu hút người dân tham gia vào các hoạt động xã hội tích cực khác... Một vài tâm sự mong mọi người chỉ giáo thêm.

( tuoitre )

Tôi không hẳn đồng tình với ý kiến của cô giáo

Chuyện cô nói các em học sinh đứng ngoài nhìn mà không có phản ứng nào. Như cố nói khi cô khuyên can thì nhóm học sinh kia định đánh cô, nhưng may có thầy giáo can thiệp kip thời. Vậy thử hỏi cô nếu các em học sinh kia can ngăn thì có bị đánh không? tôi chắc chắn là sẽ bị ăn đòn với lý do không phải chuyện của chúng mày.

Chuyện các em hành sự như thế nào tất cả đều là thành quả của xã hội cùng toàn thể thầy cô dạy dỗ. Các em khi còn bé nếu được dạy dỗ thì lớn nên mới thành người được. Vì thế trước khi trách các em thì chúng ta hãy nhìn lại xem mình đã làm gì để hướng các em trở thành những người có ích cho xã hội .

( crazyman )

Bạo lực học đường và xã hội do đâu

Bạo lực bây giờ là tràn lan. Không chỉ có ở học đường mà còn ở khắp mọi nơi. Người người bây giờ bảo nhau nếu chả phải mình thì đừng có dại mà dây vào. Nguyên nhân chính của sự xuống cấp đạo đức này do đâu? nguyên nhân có nhiều nhưng tựu chung chính là từ sự xuống cấp, không thực ra ra tay mạnh mẽ của chính quyền và lực lượng an ninh, công an đủ loại gây ra.

Nói thật các anh CA thường né tránh hoặc cho qua những vấn đề đánh nhau hay gây rối của các nhóm hoặc cá nhân quá khích thích làm những việc ít va chạm hơn. Dẫn đến hậu quả là bây giờ người ngay rất rất sợ kẻ hung bạo vì biết sẽ tự phải lo cho bản thân và gia đình nếu chẳng may xảy ra mâu thuẫn xô xát. Đấy là chưa nói đến nạn tham nhũng và sức mạnh của đồng tiền do những kẻ gây rối lo lót làm thay đổi án trạng. Chúng dễ dàng nhởn nhơ ngoài xã hội trong khi người bị hại vào tù, bị đánh cho te tua thậm chí mất nơi cư ngụ...

( nguyen son )

Câu chuyện của tôi

Tôi thấy tất cả các ý kiến nêu ra đều có căn cứ cả, cũng không bàn cãi gì nhiều, nhưng tôi có 1 câu chuyện thế này.
Tôi thường đi tập thể dục vào buổi tối quanh sân trường đại học Ngoại Ngữ Hà Nội. Hàng ngày vẫn gặp rất nhiều người "quen mặt" và hầu như tối nào tôi cũng gặp họ. Và họ chắc cũng "quen mặt tôi". Nhưng một hôm do bị mệt, tôi bị "chuột rút" nằm lăn ra đường. Khi đau quá mắt nhắm nghiền lại, tôi vẫn nghe văng vẳng bên tai tiếng của những người "quen mặt" ấy nói khi đi qua......"Chắc là nghiện, sốc thuốc"....tôi cứ nằm đó cho hết đau thì đi về. Các bạn nghĩ sao?

( Nguyễn Quốc Hùng )

Trách nhiệm của cảnh sát

Tôi không cho rằng người thành thị vô cảm, ở đây đặt vấn đề một nhóm học sinh đánh nhau, 1 vụ tai nạn giao thông sẽ khác hẳn với một vụ cướp giật hoặc tội phạm nào đó. Ở các nước khi có hành vi của tội phạm tất cả mọi người dân đều được khuyến cáo là không tham gia ngăn cản hoặc truy bắt tội phạm mà phải báo ngay cho cảnh sát hoặc làm nhân chứng. Lý do của việc đó là do người dân không được trang bị để chống lại tội phạm do vậy để đảm bảo an toàn người dân không nên tham gia vào hoạt động truy bắt tội phạm việc đó sẽ do cơ quan công quyền thực hiện.

Ở ta thì ngược lại khi phát hiện tội phạm rất nhiều người dân tham gia truy bắt và có rất nhiều người bị thưong do bị tội phạm chống trả. Tôi thấy rất nực cười khi ở TP HCM và tỉnh Bình Dương có những nhóm hiệp sỹ đường phố đi truy bắt trộm cướp, không biết ở những địa phương đó lực lượng công an đâu, phải chăng là không có đủ nên bỏ mặc cho người dân tự phát thành lập lực lượng bảo vệ.

Trở lại vấn đề của bài viết tôi cho rằng hiện tượng học sinh đánh nhau và có học sinh đứng xem không thể hiện cho sự thờ ơ của người thành thị, các em còn nhỏ không suy nghĩ như người lớn việc các em đứng xem và không can thiệp chỉ do nhận thức non nớt của các em mà thôi không nên nâng quan điểm đó là thái độ của dân thành thị. Tôi cho rằng nguyên nhân chính của những sự việc nêu trên là sự thờ ơ của các cơ quan chức năng tại các đô thị.

( hoangtu )
Về Đầu Trang Go down
teen
Khách viếng thăm
Anonymous



Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Empty
Bài gửiTiêu đề: 9X đang bị “xơ hoá tâm hồn” vì tiền?    Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Icon_minitimeWed Nov 09, 2011 11:36 pm


9X đang bị “xơ hoá tâm hồn” vì tiền?

- “Giới trẻ ngày ngày càng thực dụng, vô cảm, ích kỉ và sống chỉ vì tiền”, đó là câu nói mà thường xuyên được nghe ở đâu đó. Đã có không ít trường hợp nổi loạn biểu hiện sự “xơ hóa trong tâm hồn” của giới trẻ khiến cả xã hội thất vọng. Hình như 9x ngày nay đang bị đầu độc quan niệm sống sai lệch: “sống chỉ vì tiền”.
Về bài văn của trò nghèo trường Ams
Khóc với bài văn lạ của trò nghèo trường Ams
Trò nghèo trường Ams với bài văn lạ gây “sốc”

9X ngày này sống chỉ vì tiền?
Bài văn của cậu học trò nghèo Nguyễn Trung Hiếu, lớp 11 chuyên Lý trường THPT Chuyên Amsterdam thực sự đã gây xúc động mạnh mẽ trong lòng người đọc. Bài văn là tình cảm thiêng liêng của một người con trong một gia đình nhà nghèo có người mẹ phải chạy thận 8 năm trời, quan trọng hơn nó còn làm thức tỉnh cả một quan niệm của nhiều giới trẻ ngày nay.
Một cậu học trò nhịn ăn sáng, chỉ ăn cơm với lạc vừng, giảm tới 6kg chỉ để tiết kiệm tiền chữa bệnh cho mẹ và để chứng minh là tiền không quan trọng trong việc quyết định hạnh phúc. Đúng vậy, có tiền liệu có được hạnh phúc không? Đó là câu hỏi chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Tuy nhiên, với quan niệm của Nguyễn Trung Hiếu, một cậu học trò nghèo đã đánh thức cả một thế hệ bị đầu độc với quan niệm “sống chỉ vì tiền” hay “có tiền là có hạnh phúc”.

Một bộ phận giới trẻ đang có quan niệm sai lệch về tiền bạc và các giá trị cuộc sống

Tiền vẫn được nhiều người xem là mục tiêu số một của nhiều người. Tuy nhiên với giới trẻ ngày nay thì tiền chính là thước đo độ đẳng cấp cao hay thấp.
Nhiều 9x ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã điên cuồng mải miết đi kiếm tiền bằng mọi cách. Chính vì vậy, quan niệm sống chỉ vì tiền từ lâu đã trở thành những điều “xưa như trời đất” và có ai đó lỡ đi ngược lại quan niệm này sẻ bị tẩy chay “thằng này điên, hâm, dở hơi…”
Khi được hỏi về việc tiền và hạnh phúc, bạn chọn gì? Phần đông các bạn trẻ được hỏi đều chọn câu trả lời là “tiền” với những lời giải thích trùng nhau đến lạ “có tiền sẽ mua được hạnh phúc”. Phải chăng, nếp sống hiện đại với những cuộc đua về vị thế xã hội, những cuộc mưu sinh vất vả đã làm lệch lạc quan niệm sống của thế hệ trẻ - thế hệ sẽ là trụ cột của đất nước trong tương lai.
Chia sẻ về vấn đề này, Nguyễn Thị Thanh Tâm, sinh viên trường ĐH Kinh tế Kĩ thuật nói: “tiền dẫu có quan trọng nhưng nó không đồng nghĩa với việc đem lại hạnh phúc cho con người. Cần phải cân bằng vị thế của tiền bạc trong cuộc sống của mỗi con người”.
Từ câu chuyện “tôi ghét tiền” của một cậu học trò nghèo đã đánh thức quan niệm sống “chỉ vì tiền” của giới trẻ ngày nay. Bài học về hạnh phúc không bắt nguồn từ tiền bạc. Ở đâu đó ta vẫn bắt gặp những anh chàng sinh viên bỏ hàng giờ để gom góp sách cũ, quần áo cũ gửi trẻ em vùng cao, hay cô học trò nghèo vẫn hàng ngày nấu cháo cho bệnh nhân nghèo xấu số khác, vẫn còn đâu đó những cô gái nhường những đồng lẻ cuối cùng gom góp cho người nghèo… Hạnh phúc chỉ đơn giản là thế, chỉ có điều ta cảm nhận nó như thế nào cho ý nghĩa hơn.
Bài văn thức tỉnh
“Tiền làm chúng ta đau khổ hay hạnh phúc” đó chính là câu hỏi mở được đặt ra trong bài văn của cậu bé “tôi ghét tiền”. Riêng với Hiếu, tiền thật sự đáng ghét khi khiến cả gia đình chật vật, mẹ đau đớn vì bệnh tật nhưng lại thật ấm áp khi những người thân thương giúp đỡ nhau. Qua đó, giới trẻ có cái nhìn cân bằng hơn về tiền bạc.

Bài văn "Tôi ghét tiền" hay bài học cảm động về tình yêu và đức hy sinh giữa con người (ảnh DT)


Đối với giới trẻ ngày nay, vấn đề tiền bạc luôn nhạy cảm và quan trọng. Bởi có không ít người trẻ phát cuồng vì tiền, hay giết người chỉ vì mấy đồng bạc lẻ… Bản chất của tiền bạc không xấu nhưng xấu là quan niệm sai lệch về tiền.
Đối với Thanh Huyền, sinh viên trường ĐH Thương Mại Hà Nội: “Tiền không mang lại đau khổ hay hạnh phúc. Tiền chỉ là một phương diện trong cuộc sống nhằm thỏa mãn nhu cầu con người. Tuy nhiên, đó là thứ mà mỗi ngày thức dậy mình luôn bị ám ảnh vì nếu không có nó chắc mình đã chết”.
Nguyễn Thị Hoa, sinh viên năm 3 trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội có tâm sự: “đồng tiền thực sự đã làm tôi đau khổ suốt những năm tháng tuổi thơ, ngay khi là sinh viên tôi cũng lao đầu vào kiếm tiền để xua tan cái đói, cái nghèo và hơn hết là có tiền ăn học. Tiền đã từng là nỗi ám ảnh ảnh sâu sắc của tôi”.
Tuy nhiên, sau khi đọc xong bài văn của em Hiếu, Hoa đã thay đổi: “tôi không ghét tiền nhưng cũng không tôn thờ chúng. Vì tôi biết hạnh phúc chỉ thực sự đến khi người ta biết quan tâm nhau thôi”.
Lối sống thực dụng, bệnh vô cảm đang làm “muối” trái tim những người trẻ tuổi ở Việt Nam, bài viết của cậu học trò nghèo đã làm thức tỉnh các một quan niệm từ trước đến nay vẫn “chắc như đinh đóng cột” của những người trẻ “sống vì tiền”. Nói như vậy để biết rằng, quan niệm sống của giới trẻ ngày nay đang ngày càng lệch lạc, mất niềm tin, phương hướng vào cuộc sống.
Rất cần nữa những “liều thuốc” như bài văn rơi lệ của cậu học trò nghèo “ghét tiền” để chứng minh: “hạnh phúc vẫn đến trong lúc người ta khốn khó nhất”.
Huệ Bạch (SV Học viện Báo chí Tuyên truyền)

xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

"Sát thủ..." là đóng góp của giới trẻ?
- Ngay từ khi mới phát hành, cuốn sách đã trở thành "cơn sốt" trong cộng đồng teen Việt với nhiều ý kiến khen, chê trái chiều. Khi có lệnh ngưng phát hành và thu hồi sách, dư luận lại được phen "đấu đá" nên đón nhận hay từ chối. Rất nhiều chuyên gia đang làm việc trong lĩnh vực xuất bản, ngôn ngữ lên tiếng bày tỏ quan điểm về cuốn sách này.

Hãy lắng nghe giới trẻ

Theo TT&VH, PGS-TS Phạm Văn Tình, đang công tác tại Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đánh giá, đây là một cuốn sách đặc biệt. Trước hết ở sự mới lạ, đây là cuốn sách đầu tiên thu thập được những câu nói mang sắc thái quán ngữ, thành ngữ, tục ngữ của thế hệ trẻ một cách khá hệ thống.

Bên cạnh những thành ngữ theo cấu trúc quen thuộc, còn rất nhiều câu tự sáng tác (hoặc tự cải biên) dựa trên cách nói vui đùa, tếu táo của giới trẻ trong những lúc trêu chọc, bỡn cợt tạo nên sự liên tưởng ngộ nghĩnh: chảnh như con cá cảnh; bực như con mực; buồn như con chuồn chuồn; già như quả cà; dốt như con tốt; nhiều như quân Nguyên; tào lao bí đao; lạnh lùng như thạch sùng...

"Dân gian giới trẻ hôm nay cũng chẳng phải tay vừa, họ có cách nhìn nhận và đánh giá cuộc sống của họ: ăn trong nồi, ngồi trong xó; trăm lời anh nói không bằng làn khói A còng; xấu nhưng biết phấn đấu; thất bại vì ngại thành công; nhan sắc có hạn, thủ đoạn vô biên; một con ngựa đau, cả tàu ăn thêm cỏ; chết vì tình là cái chết bất thình lình; Sáng soi, trưa đánh, chiều chờ/Cầm tờ kết quả cứ đờ người ra v.v...

Những câu biến tấu tục ngữ cũ đồng thời cũng ít nhiều phản ánh một biến thể ngữ nghĩa khác, có vẻ lệch pha nhưng là điều mà chúng ta (đặc biệt là người lớn) đáng ngẫm nghĩ.", ông Tình nói.

Tuy nhiên, ông Tình cũng cho rằng, cuốn sách còn khá nhiều điều cần bàn. Đó là việc thu thập quá rộng mà không đưa ra một tiêu chí rõ ràng. Nhiều câu chỉ là một lối nói thuận miệng, không có nghĩa hoặc thậm chí vô nghĩa: thoải con gà mái đi; dã man con ngan; tinh vi sờ ti con lợn; đau sờ cau; gào thét trong toa lét; thanh kiu vina miu... Có không ít những câu tếu táo, chẳng hạn: một khi đã máu thì đừng hỏi bố cháu là ai; không mày đố thầy dạy ai; đú kiểu rừng rú... Nói như vậy sẽ không đẹp, nhất lại là khi tác giả lại xếp nó vào kho tàng thành ngữ.

Trước những hiệu ứng nhiều chiều mà cuốn sách tạo ra, ông Tình cho rằng sự ra đời của cuốn sách là một nỗ lực đáng ghi nhận. Bởi cho đến nay, đã có ai mạnh dạn thực hiện công việc thu thập các lối nói được coi là “không chính thức” này đâu?

"Giới trẻ nhiều tham vọng, nhiều cách thể hiện mình. Họ có những sáng tạo, phá cách, trong đó có lời ăn tiếng nói. Sự bồng bột là có. Nhưng sự nghiêm túc không phải là không. Tôi nghĩ chúng ta cần phải lắng nghe tiếng nói của họ, có thế chúng ta mới có thể cùng nhau hướng tới một tiếng nói chung của ngôn ngữ toàn dân", ông Tình nói.

Đừng đem phán xét cá nhân áp đặt lên ngôn ngữ!

Ông Vũ Hoàng Giang, Phó Giám đốc Công ty Nhã Nam, đơn vị liên kết với NXB Mỹ Thuật để xuất bản cuốn sách khi được hỏi suy nghĩ gì về những lời “chê” gần đây đối với cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” đã thẳng thắn bày tỏ trên VTC rằng đó chỉ là những nhìn nhận thoáng qua và bề ngoài, không thực sự đi vào bản chất của thành ngữ, tục ngữ dân gian và hiện đại.

"Xin hãy công bằng và khách quan, đừng đem cái phán xét cá nhân để áp đặt lên ngôn ngữ! Ngôn ngữ là của chung, mình không thích thì có người khác thích. Cá nhân tôi cũng không thích nhiều lối nói, lối diễn đạt của nhiều người khác, nhưng tôi vẫn vui vẻ chấp nhận. Bởi cuộc sống là thế. “Một con ngựa đau cả tàu được ăn thêm cỏ” tại sao lại không hiểu là đó chính là lối giễu nhại, qua đó thể hiện thái độ phê phán ngầm?", ông Giang nói.

Ông Giang cho rằng thành ngữ tục ngữ là sản phẩm của xã hội, của nhiều người, bao gồm nhiều cái nhìn của nhiều giai tầng. Không thể đơn giản lấy cái nhìn chủ quan của cá nhân mình để áp đặt mà được. Cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” rõ ràng là tập hợp của những thành ngữ mới ấy, có phủ nhận cuốn sách cũng không thể phủ nhận được sự thông dụng và thực tế sử dụng phong phú và thông dụng của chúng của cả giới trẻ lẫn người lớn ở ngoài kia! Các thành ngữ, các lối diễn đạt trong cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” hầu hết đều có tần suất sử dụng rất lớn.

Với ý kiến cho rằng cuốn sách sẽ làm ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt với những lối nói vặn vẹo, phá cách, ông Giang cho rằng lo lắng đến sự trong sáng của tiếng Việt là không cần thiết, mà ngược lại với đúng.

"Tôi còn nghĩ đó là đóng góp của thế hệ trẻ bây giờ! Nếu không có tuổi trẻ và sự hài hước của họ thì cuộc sống thật là nghèo nàn. Chúng ta quá thừa sự suy diễn và trầm trọng hóa vấn đề, đến nỗi một tập hợp những cuốn sách về tiếng lóng thôi cũng khó làm, khó phát triển".

Giới trẻ ngày càng sáng tạo hơn trong việc phát minh những từ mới

Nghiên cứu ngôn ngữ tuổi "teen", các chuyên gia Thái phát hiện ra rằng, giới trẻ ngày càng sáng tạo hơn trong việc phát minh những từ mới.

Theo họ, hiện tượng sử dụng ngôn ngữ của tuổi "teen" đang đặc biệt nở rộ trong thời gian này với sự giao thoa mạnh mẽ của các nền văn hóa mà trong đó, internet góp phần không nhỏ. Thậm chí, người Thái còn đang tính chuyện tập hợp một số ngôn ngữ tuổi "teen" để bổ sung vào từ điển. Các nhà ngôn ngữ học Thái cũng khuyên các bậc phụ huynh không nên lo lắng quá về sự sáng tạo ngôn ngữ của giới trẻ ngày nay.

Tuy nhiên, ngôn ngữ tuổi "teen" thường bị quy kết là tiếng lóng vì nó chỉ được công nhận, được hiểu trong một bộ phận của xã hội. Cũng như ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học của Thái đã nỗ lực để tiếng Thái chính thống được sử dụng thay vì tiếng lóng. Thế nhưng họ nhận ra rằng thật sai lầm khi làm ngơ trước ngôn ngữ tuổi "teen". Đó cũng là một phần của lịch sử. Nó phản ánh một thời kỳ xã hội và nếu bỏ mặc nó, một phần lịch sử sẽ bị chìm vào quên lãng.

Ý thức được việc này, Học viện Hoàng gia Thái Lan đã bắt tay vào việc thu thập một số từ không chính thống và mới được giới trẻ "phát minh". Họ tin rằng sự thu thập này có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp các dữ liệu phục vụ cho các nghiên cứu về ngôn ngữ trong tương lai.

Ngay cả một chuyên gia Thái Lan đang biên soạn cuốn từ điển mới cũng phải công nhận rằng, hồi ông còn trẻ, tuổi "teen" lúc ấy cũng phát minh ra nhiều từ mới tuy không nở rộ và nhiều như bây giờ. Thông qua việc nghiên cứu ngôn ngữ tuổi "teen", các chuyên gia Thái phát hiện ra rằng, giới trẻ ngày càng sáng tạo hơn trong việc phát minh những từ mới.

Đó không chỉ là sự sáng tạo đơn thuần mà điều đó phản ánh sự thay đổi trong lối sống của giới trẻ mà sự giao thoa của các nền văn hóa là một ví dụ mà trong đó, ngôn ngữ là yếu tố dễ thấy nhất.

H. La (TH)
Về Đầu Trang Go down
son
Khách viếng thăm
Anonymous



Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Empty
Bài gửiTiêu đề: mother-tinh-mau-tu-me-con   Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Icon_minitimeWed Nov 16, 2011 7:43 pm


Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng 95400485
Về Đầu Trang Go down
fantasy6666
GOOD_MEMBER
GOOD_MEMBER
fantasy6666


Tổng số bài gửi : 14
Registration date : 10/12/2011

Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Empty
Bài gửiTiêu đề: Năm câu chuyện cảm động nhất cộng đồng mạng 2011   Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Icon_minitimeSat Dec 17, 2011 1:49 pm


Năm câu chuyện cảm động nhất cộng đồng mạng 2011


Bài văn Thư gửi mẹ của nam sinh chuyên Lý; câu chuyện cụ bà bán rau; chuyện chú chim non hấp hối; nghị lực của cậu bé không tay và Thư gửi con là 5 câu chuyện đã lấy đi rất nhiều nước mắt của bạn đọc.

Giới trẻ rơi nước mắt vì câu chuyện bà cụ bán rau

Chỉ với 618 chữ, câu chuyện về bà cụ bán rau nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội Facebook và các trang mạng khác. Với lối viết chân thực, câu chuyện đã chiếm được cảm tình của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Phảng phất những nét đời thường, cảm động và gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ về tình người, về tấm lòng “đói cho sạch rách cho thơm”...

Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng XHMang

Điều ấn tượng hơn cả là người viết đã dùng câu hỏi như van lơn của bà lão - một bà cụ già đã yếu, lưng còng, co ro ngồi bán rau muống - làm mở đầu cho câu chuyện

Bà cụ chỉ có vài mớ rau, vậy mà, một cô gái đã phũ phàng “chát” lại chua ngoa và ném cái nhìn không mấy thiện cảm, rằng, “Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!”.

Một người thanh niên vì lòng thương, đã mua hết những mớ rau đó,nhưng đưa tiền mà không lấy rau. Cũng chỉ vì lời nói của người thanh niên: “Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!” mà bà cụ đã đứng dầm mưa suốt buổi chiều, bị cảm lạnh rồi qua đời.

“Bà bán rau chết rồi”, câu nói của một người khách tại quán trà đá ven đường như “lưỡi dao” cứa vào lương tâm của người thanh niên trẻ. Anh xót xa, ân hận cho chính hành động nông cạn của mình.

Nhiều bạn trẻ bình luận, dù là thật hay hư cấu thì câu chuyện cũng đã để lại nhiều điều đáng suy ngẫm trong tâm hồn mỗi con người.

Cư dân mạng thổn thức với “Thư gửi con”

“Thư gửi con” khiến người đọc thổn thức bởi câu văn nhẹ nhàng nhưng hàm ý triết lý sâu sắc và đó được cho là những dòng tâm sự xúc động của một tác giả có tên Pierre Antoine (Việt kiều Pháp).

Ngay sau khi được đăng tải trên các trang mạng, lá thư này đã “gây sốt”. Cộng đồng mạng như trào dâng cảm xúc, truyền cho nhau lá thư cảm động rớt nước mắt.

Mỗi một câu văn là một dòng tâm sự, như đưa đẩy người đọc về từng khoảng thời gian, từ khi thơ ấu cho đến khi bố mẹ đã già đi. Giọng văn sâu lắng, vỗ về khiến lá thư dễ dàng “đi” vào lòng người, chạm vào mỗi trái tim của những đứa con...

Trên các trang mạng xã hội, lá thư nhanh chóng là đề tài “gây sốt”. Lá thư tuy giản dị nhưng chất chứa đầy ý nghĩa.

Mặc dù sau đó, lá thư bị cho là “đạo văn” song nó vẫn như một sợi dây giữ chặt tình cảm vốn không thể tách rời giữa cha mẹ với con cái, giúp những người làm con phải tự nhìn nhận lại chính mình.

“Thư gửi mẹ” – câu chuyện hiện thực xúc động

“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”


Cũng là một lá thư nhưng từ khi bắt đầu, “Thư gửi mẹ”đã gây ấn tượng bởi câu nói gay gắt và có vẻ như không liên quan đến nội dung của một lá thư. Ít ai nghĩ rằng, lá thư gây xôn xao này lại là “bài văn lạ” của trò nghèo Nguyễn Trung Hiếu, học sinh lớp 11 chuyên Lý, trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Ngay cả cô giáo chấm bài văn của Hiếu cũng không khỏi bần thần và cầm được nước mắt.

Câu chuyện hiện thực xúc động được tô đậm hơn qua lời kể bạn bè của Hiếu và chính người mẹ trong bức thư. Biết hoàn cảnh gia đình khó khăn, cậu trò nghèo đã tiết kiệm tiền cho gia đình bằng cách hàng ngày đem cơm với muối vừng tới lớp. Gặp Hiếu ngoài đời, không ai ngờ cậu học trò chăm làm tình nguyện lại gầy gò đến thế.

Điều đáng nể hơn cả là qua bài văn, Hiếu đã chính mình viết nên những dòng tâm sự mà hầu như không học sinh nào dám thể hiện. Một câu chuyện hiện thực xúc động chứng tỏ nghị lực của cậu trò nghèo đã chạm đến trái tim của rất nhiều người, trong đó có cả những người làm cha mẹ.

Chuyện chú chim non hấp hối và tấm lòng người thanh niên trẻ

Chú chim sẻ non bị thương nặng vì rơi từ tổ xuống. Một chàng trai tốt bụng đã đưa chú chim ấy về nhà tận tình chăm sóc và trị bệnh, cho đến khi chú chim khỏe lại, anh thả nó về với thiên nhiên.

Câu chuyện về tấm lòng nhân ái của chàng thanh niên trẻ Nguyễn Văn Bảo, 26 tuổi ở quận 10, TP. HCM đã làm cảm động đông đảo cư dân mạng. Không khoa trương, không tự đắc, hành động thật tuy nhỏ bé của Bảo khiến nhiều người nể phục.

Thương sinh linh bé nhỏ đang hấp hối, Bảo nhẹ nhàng nâng chú chim đặt vào lòng bàn tay và đem về nhà sưởi ấm. Mọi công việc hàng ngày của Bảo tạm gác lại, anh chuyên tâm chữa bệnh và chăm sóc từng li từng tí cho sẻ nhỏ. Thậm chí, anh còn tận tay mổ nắn lại đoạn xương sườn bị gãy và mớm từng miếng ăn cho Tèo Út – cái tên yêu mến mà mọi người dành cho chú chim.

Sau thời gian chữa trị, Tèo Út khỏi bệnh. Bảo đã đem Tèo Út ra công viên phóng sinh để chú được tự do bay lượn và sải cánh cùng đồng loại.

Câu chuyện sau đó được đăng tải trên diễn đàn chuyên về sinh vật cảnh Aquabird. Cộng đồng mạng bày tỏ sự ngạc nhiên và mến phục tấm lòng động vật, bảo vệ thiên nhiên và môi trường của chàng thanh niên tốt bụng.

Nghị lực phi thường của cậu bé 11 tuổi không tay

Một câu chuyện không xảy ra ở Việt Nam nhưng đã làm rung động biết bao tâm hồn người Việt.

Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng XHMang4

Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng XHMang4


Tae Ho, cậu bé 11 tuổi người Hàn Quốc sinh ra đã bị dị tật bẩm sinh, không có tay và chân chỉ có 4 ngón. Có lẽ chính vì thế mà bố mẹ đã rời bỏ Tae Ho khi cậu bé mới được sinh ra. Sau đó, Tae Ho được một gia đình tốt bụng nhận về nuôi.

Đã có lúc, bác sĩ bảo rằng Tae Ho sẽ không sống quá 10 tuổi nhưng với nỗ lực của bản thân, Tae Ho vẫn sống rất vui vẻ, lạc quan. Dù không có tay nhưng cậu bé vẫn có thể tự mình lo các hoạt động đời sống hàng ngày như đánh răng, thay quần áo, ăn cơm thậm chí chăm sóc da mặt cho mình.

Người bạn thân nhất của cậu là cô bé Nam Goong Ingee, bạn học từ lớp 2 của Tae Ho. Goong Ingee còn bày tỏ rằng mình sẽ kết hôn với Tae Ho và không bao giờ thay đổi quyết định này.

Toàn bộ câu chuyện được trích từ một bộ phim tài liệu được phát sóng vào năm ngoái của đài MBC, Hàn Quốc, đã nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận Hàn Quốc và làm lay động trái tim của nhiều cư dân mạng Việt Nam.
Nhiều người đã không cầm được nước mắt khi xem những thước phim về Tae Ho. Hình ảnh yêu đời của cậu bé như một điểm sáng mạnh mẽ khiến bao người bật khóc rồi mỉm cười…



Về Đầu Trang Go down
moony2
Khách viếng thăm
Anonymous



Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Empty
Bài gửiTiêu đề: hot hot hot   Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Icon_minitimeSat Dec 24, 2011 9:03 pm



Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Seoul-Motor-show-15

Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Seoul-Motor-show-19

Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Seoul-Motor-show-9

Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Mercedes%203
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng   Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Điểm lại những sự kiện "cực hot" gây xôn xao dân cư mạng
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Q9A1-THANGLONG-UNIVERSITY :: HOT NEWS FROM NEWPAPERS-
Chuyển đến