Q9A1-THANGLONG-UNIVERSITY
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Q9A1-THANGLONG-UNIVERSITY

ÁO XƯA DÙ NHÀU, CŨNG XIN BẠC ĐẦU GỌI MÃI TÊN NHAU !!!
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Nếu mai này Mẹ hiền có mất đi.... như đóa hoa không mặt trời... như trẻ thơ không nụ cười... ngỡ đời mình không lớn khôn thêm... như bầu trời thiếu ánh sao đêm......!!!

 

 Di choi o Phủ Thành Chương deeeeeeee !!!!!! ADMIN

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
ADMIN
ADMIN_Q9A1
ADMIN_Q9A1
ADMIN


Nam
Tổng số bài gửi : 106
From : GREAT HEAVEN
Hobbies : MONEY
Registration date : 16/08/2008

Di choi o Phủ Thành Chương deeeeeeee !!!!!! ADMIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Di choi o Phủ Thành Chương deeeeeeee !!!!!! ADMIN   Di choi o Phủ Thành Chương deeeeeeee !!!!!! ADMIN Icon_minitimeWed Sep 16, 2009 3:25 pm


Tỷ phú Thành Chương trong mắt một người chưa giàu
00:00 25/09/2007

http://images.google.com.vn/images?hl=vi&um=1&q=ph%E1%BB%A7+th%C3%A0nh+ch%C6%B0%C6%A1ng&sa=N&start=20&ndsp=20#start=0&imgsz=m

CAC BAN LEN KE HOACH PICNIC VAO CHU NHAT (NGUOI THAN VA BAN BE, CON CAI ) VAO NGAY 27- 09-2009 . CHAC CHAN CO HON 2 XE OTO CHO KHOANG 14 MEMBER. NHUNG GIA VE HOI CHAT 100K/ NGUOI.

CO MOT KE HOACH KHAC LA DI DAU DO RE HON, VA TIEN MUA VE THI DE NHAU NHET. KHI NAO NHIEU XIEN THI DI PHU THANH CHUONG VAY ......HEHEHHEHE !!!!!!


Họa sĩ Thành Chương


...."Cũng không ít những người Việt Nam có thừa tiền để mua cái phủ của ông. Nhưng những người đó lại là những người không hiểu nổi cái phủ ấy là cái gì và vì sao "tay" Thành Chương lại xây cái phủ đó, thì làm sao họ dám mua?!"

Lần đầu tiên tôi đến nhà họa sĩ Thành Chương là khi ông còn ở ngõ Quỳnh, Hà Nội. Cả chiều hôm đó tôi cứ ngẩn ngơ ngắm nhìn các đồ vật trong nhà ông. Tất cả đều quá quyến rũ. Đó là bàn ghế, đồng hồ treo tường, ấm chén uống trà, đồ gốm, tranh sơn mài, sơn dầu… Lúc đầu cảm giác của tôi ngợp lên bởi vẻ đẹp của các đồ vật đó. Nhưng sau đấy, một người bạn nói với tôi những đồ vật đó có giá trị như thế nào thì tôi bàng hoàng về sự giàu có của Thành Chương. Một sự giàu rất lạ và rất ấn tượng. Trước đó tôi cũng đã chứng kiến sự giàu có của một số người nhưng chưa một ai mà sự giàu có của họ lại quyến rũ tôi.

Thành Chương có bao nhiêu đồ cổ? Không ai biết cụ thể. Nhưng một người bạn tôi được nghe chính Thành Chương nói trên phủ của ông ở Sóc Sơn có khoảng hai vạn đồ cổ. Người ta kể rằng, trước khi một trong những bà vợ chia tay ông, bà đã mở một cuộc “tàn sát” đồ cổ trong ngôi nhà ở ngõ Quỳnh với một cơn giận ngút trời. Bà cầm một chiếc gậy và vừa đi vừa đập tất cả đồ cổ “cản đường” bà trong ngôi nhà ấy. Theo Thành Chương thì những đồ cổ trưng bày trong ngôi nhà ở ngõ Quỳnh là những đồ cổ vô cùng quý hiếm. Một số họa sỹ bình luận số đồ cổ bị vỡ ước tính khoảng hai mươi tỷ.

Đúng sai thế nào tôi không dám chắc. Nhưng đồ cổ đủ cho một người đập cho hả cơn giận thì chắc phải xếp nhiều như một lò gốm bên Bát Tràng. Tất cả những nơi Thành Chương ở đều ngập tràn đồ cổ. Nó mang lại cho tôi cảm giác chạm vào cái gì ở nhà ông cũng là chạm vào cổ vật. Cho nên ăn cũng dè dặt, uống cũng dè dặt, gạt tàn thuốc cũng dè dặt, soi gương cũng dè dặt, tựa cửa cũng dè dặt, hắt xì hơi cũng dè dặt, đi cũng dè dặt, ngồi cũng dè dặt và ngủ cũng dè dặt. Tôi đã ngủ lại trên phủ Thành Chương một đêm. Gần sáng thức giấc thấy xung quanh chập chờn toàn cổ vật lại tưởng mình cũng là người cổ xưa. Nhưng khi nhìn lại giày dép, áo quần của mình mới dần dần tỉnh lại và nhận ra mình. Thành Chương mê cổ vật từ khi còn là một thanh niên. Trong thời gian đóng quân ở Lào, ông đã để trong balô một con voi đá nặng chừng 10 cân và đeo con voi đá đó trong nhiều năm cho đến khi giải ngũ trở về nhà.

Thôi, hãy tạm rời xa những cổ vật của Thành Chương. Tôi muốn lan man với những thứ nhỏ nhặt của ông. Vì ông là họa sĩ và cũng vì ông nhiều tiền nên ông có rất nhiều bộ sưu tập khác nữa. Sưu tập đồng hồ vặn giây cót khoảng 300 chiếc, sưu tập kính của cảnh sát các nước trên thế giới khoảng 200, sưu tập tẩu hút thuốc cũng chừng ấy, sưu tập bật lửa zippo thì cả một thùng, sưu tập áo khoác lông thú ngót trăm chiếc, sưu tập giày da cũng vậy… Nhưng ông không bao giờ giữ những bộ sưu tập đó. Ông luôn để những thứ ông sưu tập trong một chiếc túi to mang theo người và “phát chẩn”.

Tôi biết ông mười lăm năm trước. Như vậy, cho đến bây giờ ông đã “phát chẩn” hàng hiệu trong suốt mười lăm năm qua không ngừng tay. Người ta kể rằng, báo Văn Nghệ nơi ông là họa sĩ, cứ Tết đến lại tổ chức một buổi liên hoan và bốc thăm có thưởng. Người đến dự rất đông và hầu hết không ai bỏ về vì có những phần thưởng rất giá trị là quà tặng của họa sĩ Thành Chương. Có năm ông chở về một chiếc xe máy đỏ chót để làm phần thưởng. Có năm là một chiếc tivi khổng lồ màn hình tinh thể lỏng. Còn những bức tranh sơn dầu, sơn mài cỡ lớn thì năm nào cũng có. Người ta cũng nói có một thời ông mua những đồ gỗ bậc nhất đến trang bị cho cơ quan ông. Một lần tôi đến thăm ông ở báo Văn Nghệ thấy đồng hồ cổ treo tường la liệt. Hỏi ra mới biết là Thành Chương trang bị.

Mỗi chuyến đi nước ngoài, Thành Chương đều săn tìm những hàng độc, hàng quý mang về cho người thân và bạn bè. Việc làm đó không chỉ một lần mà diễn ra quá lâu rồi. Lâu đến mức mà người được tặng luôn cầu cho Thành Chương đừng tặng nữa bởi họ đã được nhận nhiều rồi. Nhận mãi đâm ngượng Nhưng có lẽ tính phóng khoáng cộng với một túi tiền như cái niêu cơm của Thạch Sanh đã làm cho Thành Chương có được niềm say mê mua quà và tặng quà cho người khác không mệt mỏi. Đối với bạn bè, ông thấy ai thích cái gì thì người ấy sẽ có cái đó. Ông không hứa gì. Ông lặng lẽ và đến một ngày trong chiếc túi to của ông mở ra những món quà mà những người bạn muốn có như một phép lạ.

Vào một ngày sắp tết lâu lắm rồi, tôi nói với Thành Chương là tôi muốn có một chiếc bình gốm để cắm cành đào. Tôi nghĩ ông là họa sỹ nên chắc chắn ông sẽ chọn cho tôi một chiếc bình đẹp. Ông hẹn tôi đến nhà để lấy chiếc bình gốm. Ông đưa cho tôi một chiếc bình gốm vẻ cũ kỹ và nói đó là một chiếc bình rất cổ và rất quý. Thay vào sự vui sướng là nỗi sợ vì quá bất ngờ. Tôi không hiểu biết cổ vật. Tôi chưa bao giờ được sở hữu một cổ vật kể cả một mảnh vỡ của nó. Hơn nữa, trong một ngôi nhà nhỏ bé và tuềnh toàng, tôi không nên để chiếc bình quý như thế. Quý vật tìm quý nhân chứ ai lại tìm người như tôi. Cuối cùng tôi đã không dám nhận chiếc bình cổ quý đó. Khi tôi làm nhà, Thành Chương bảo sẽ cho tôi đủ bộ các đồ cổ cho một căn phòng như bàn ghế, đồ gốm, ấm trà…Tôi choáng váng vì sung sướng. Nhưng rồi nghĩ lại, tôi lại không dám nhận một cái gì nữa.

Có người biết tôi chơi với Thành Chương liền hỏi xem ông ăn uống như thế nào: Rượu mạnh dòng XO? Nhà hàng đặc sản với các loại chim thú cùng các tiếp viên xinh đẹp đứng phục vụ xung quanh? Bát đĩa nạm bạc? Xin thưa, ngài triệu phú đô la Thành Chương không uống rượu, không hút thuốc, không các tiếp viên xinh đẹp… và chỉ thích món thịt ba chỉ rang cháy cạnh.

Trên Việt phủ, ông cũng có mấy sào ruộng như là một người nông dân. Những người giúp việc cho Việt phủ hàng năm cấy trồng lúa và ngũ cốc. Rồi cũng gặt hái. Thóc lúa, rơm rạ rơi vàng trong sân phủ. Cũng có ngày ăn cơm mới. Ông dùng tiền để được sống trong một đời sống dân dã nhất. Nhưng những chuyện như thế cũng chỉ là những chuyện nhỏ. Chuyện tiêu tiền khổng lồ của ông là chuyện xây Việt phủ Thành Chương. Tiền xây phủ này hết bao nhiêu? 40 tỷ? 60 tỷ hay hơn nữa tôi cũng không biết rõ. Nhưng ít nhất cũng phải vài chục tỷ. Tôi cũng nghe phong thanh khi chia tài sản sau ly hôn, một trong những người phụ nữ “đau khổ” ấy nhận được gần hai mươi tỷ. Có thể đó chỉ là lời đồn thổi về các cuộc chia tài sản của các tỷ phú. Đương nhiên đã giàu lại nổi tiếng thì phải chịu lời đồn đại. Nhưng một người bạn tôi đã gắt: “100 % chứ đồn đại cái gì”.

Khi tôi đến phủ Thành Chương, tôi thực sự kinh hoàng. Tôi là một người nghèo mà. Cái tít bài viết này tôi đặt đã nói trước điều đó. Tiền tôi xây nhà chắc chỉ đủ xây cái cổng phủ của Thành Chương mà thôi. Sau này khi đã dần dần hồi tỉnh khỏi cơn choáng váng, tôi mới thấy cuộc chơi của Thành Chương quả “vĩ đại”. Thiên hạ này hỏi mấy ai chơi được như Thành Chương. Với số tiền xây phủ ông có thể làm một cái resort, mở quán ăn như nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, mở quán nhậu như Trần Tiến, Phú Quang… để rồi thong thả thu tiền.






Nếu tôi có từng đó tiền tôi có dám xây một cái gì tương tự như Việt phủ không? Tôi xin trả lời ngay là không. Đây thực sự là cuộc chơi của lòng tự tin và của một đẳng cấp văn hóa. Có người bảo Thành Chương xây phủ để bán. Có mà điên. Toàn bộ số tiền xây phủ là tiền bán tranh của ông. Để kiếm tiền thì còn gì an toàn và chắc chắn hơn là tiếp tục vẽ. Người mua tranh Thành Chương giống như các đại lý phát hành báo đến nhận báo An ninhThế giới vào mỗi sáng báo phát hành. Còn tôi, tôi biết ông đã thực hiện được ước mơ của mình về một nơi lưu giữ những di sản văn hóa Việt đang ngày bị biến mất.

Sau ngày xây phủ, thấy Thành Chương đi xe Matiz, có người tỏ vẻ xót thương, than rằng: “Giàu như Thành Chương mà chỉ đi xe Matiz à?”. Nhưng việc đi Matiz chỉ là món thịt ba chỉ rang cháy cạnh của ông mà thôi. Bây giờ nếu ai nhìn thấy “bà vợ đương thời” của ông lái một chiếc xe mới thì lại kinh hãi một lần nữa. Chiếc xe đó là xe siêu sao Madona vẫn đi. Tôi chẳng nhớ tên hãng sản xuất chiếc xe đó là gì. Chỉ biết tôi chưa nhìn thấy loại xe ấy bao giờ. Một người bạn có vẻ sành sỏi xe phán một câu: “Con này gần tỷ rưỡi”. Tôi chỉ biết đứng lặng và lẩm cẩm quy ra thóc, đổi ra ngô.

Nhưng việc cái xe, cái nhà của những người giàu chỉ là chuyện bìa đậu mớ rau của những người như tôi mà thôi. Điều làm tôi cầm bút viết linh tinh về ông và điều làm tôi kính nể ông là ông mang toàn bộ tiền của mình ra để dựng lên một công trình văn hóa. Công trình này chỉ làm ông thêm bận rộn và ông đã phải làm việc đêm ngày kiếm tiền dựng lên công trình ấy, bảo vệ công trình ấy, bảo dưỡng công trình ấy trong tương lai và đủ thứ chi tiêu khác cho công trình đó.

Kiếm tiền như Thành Chương đã quá nể nhưng dùng tiền như ông thì còn đáng nể gấp trăm lần. Bởi cho dù ông có muốn bán cái phủ ấy thì đâu có dễ. Cũng không ít những người Việt Nam có thừa tiền để mua cái phủ của ông. Nhưng những người đó lại là những người không hiểu nổi cái phủ ấy là cái gì và vì sao "tay" Thành Chương lại xây cái phủ đó, thì làm sao họ dám mua?!

Có một lần tôi hỏi ông nếu Nhà nước mua cái phủ đó thì ông có bán không? Ông trả lời: “Tôi không bán thì cái phủ đó cũng là của Nhà nước rồi”. Các bạn có hiểu ý Thành Chương không? Ý đó là từ ngày xây phủ đến giờ, có hàng trăm ngàn lượt người đến thăm phủ. Trong những người khách đến thăm đó có lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo nhiều bộ, ngành, có cả Vua nước người và nhiều nhà văn hóa, nhà ngoại giao, trí thức và khách nước ngoài khác. Đấy là Thành Chương và đấy là những đồng tiền của Thành Chương.




Phủ Thành Chương trên đường đến sân bay Nội Bài, đến đoạn ngã tư rẻ vào đường quốc lộ đi Thái Nguyên

Đường dễ đi lắm, khi rẽ vào đường đi Thái Nguyên bạn hỏi người dân ở gần đấy là được, hỏi Dốc Dê Diều > Phủ Thành Chương

Mất khoảng 45 km bạn ạ, đi xe máy cũng Ok mà.
Trên đường ra sân bay nội bài có đường rẽ Vĩnh Yên, thì bạn rẽ tay trái, đi thêm khoảng 5km nữa thì rẽ tay phải chỗ đó là ngã ba, đường chạy sau sân bay nội bài. Cứ thẳng đường mà chạy khoảng hơn 10km ngay ngoài đường đã nhìn thấy tháp của phủ rồi, đến dốc Dê Diều đi quá lên 1 đoạn nữa rẽ phải thì là lối vào biệt phủ thành chương. Xem cũng hết khoang 1 hour thôi sau đó đi về ra khỏi cổng bạn rẽ trái luôn, cứ chạy thẳng là ra Hồ Đông Quan. Có nhiều nhà vườn lắm. Bạn có thể vào Sóc Sơn đà lạt quán ngay bên hồ.



Đi vào chủ nhật hoặc thứ 7 thì vui & đông

Ở đấy có hồ vào mùa nhiều nước nhìn đẹp lắm


50k là mấy hôm đầu năm khuyến mại nhé. Giờ đã lên 100k/ rồi nhá

đi hồi free thì thấy muốn đi tiếp, vé 100k thì kiếm chỗ khác đi hay hơn



Vì sao Thành Chương bán vé vào Việt Phủ?

“Bán vé tham quan là việc bình thường vì gần 10 năm nay đã làm một việc không bình thường là mở cửa miễn phí. Nay tôi trở lại làm việc bình thường thì có người lại hiểu là không bình thường”. Hoạ sĩ Thành Chương trả lời về việc bán vé tham quan Việt Phủ Thành Chương.

Từ miễn phí đến… 100.000đ!

Trải rộng 10 ngàn mét vuông trên địa hình bán sơn địa với hơn chục ngôi nhà: nhà hầm, nhà sàn, nhà Thanh Tĩnh, nhà Tường Vân, nhà Đại khoa, Tháp nước, nhà triển lãm, nhà trưng bày cùng hàng ngàn hiện vật văn hóa - lịch sử từ các triều đại Đinh - Lý - Trần – Lê mà họa sĩ đã dày công sưu tầm, lưu giữ từ nhiều năm nay. Việt Phủ Thành Chương đã nổi tiếng không chỉ trong giới văn nghệ sĩ mà gần như cả nước, trở thành nơi thu hút đông đảo bạn bè, du khách trong nước và quốc tế tới tham quan. Hoạ sĩ cho biết, cho đến nay, con số du khách đến với Việt Phủ phải tính đến cả triệu.



"Bán vé cũng là cách tạo ra một “hàng rào” bảo vệ vô hình và hiệu quả để chúng tôi chọn lọc những người thực sự quan tâm, biết tôn trọng và biết ứng xử với những giá trị văn hoá"- Hoạ sĩ Thành Chương lý giải




Bắt đầu từ dịp tết Kỷ Sửu 2009, Việt Phủ Thành Chương mở cửa các ngày trong tuần, bán vé với mức 50.000đ/lượt/ người khiến du khách bất ngờ. Đã quen với việc không mất tiền nên nhiều người đến cổng Việt Phủ lại quay về.

Tuy nhiên, họa sĩ cho biết, mức giá 50.000đ chỉ là mở thử để lấy ngày từ mùng 8 Tết và sau đó đến 20/2 vừa qua đã dừng lại để chờ in vé chính thức có đăng ký mã số thuế. Sau khi bước vào việc bán vé tham quan thực sự, dự kiến trong tháng 3 tới, mức phí sẽ là 70.000đ/lượt đối với những khách tham quan thường và 100.000đ/lượt đối với những khách tham quan khu vực trưng bày đồ quí.

Chúng tôi đến Việt Phủ đúng lúc một tốp thanh niên gồm 6 người đến cổng, sau khi biết phải mua vé mới được vào tham quan thì họ quyết định quay xe về vì “không đủ tiền”. Một người cho biết: “Em là Nguyễn Văn Hưng là người xã này (xã Hiền Ninh, Sóc Sơn). Trước đây em cũng đã vào Việt Phủ 2-3 lần, chủ yếu là dẫn bạn bè từ các tỉnh khác đến chơi vào tham quan. Lần này em mới biết có quy định phải mua vé vào cửa. Bọn em đi 6 người, nếu mua vé sẽ mất 300.000đ nên tất cả đều quyết định để dịp khác đến sau, vì số tiền ấy khá lớn với những người làm công”.

Một nhân viên làm việc tại Phủ cho chúng tôi biết, thời điểm chưa bán vé, Việt Phủ chỉ mở cửa vào thứ Bảy, Chủ nhật, lại không mất phí nên rất đông khách tham quan. Chính vì khách đông nên quản lý không xuể, nhiều du khách không có ý thức đã hái quả, bẻ cành, thậm chí một số đồ vật được sắp đặt trong vườn, trong nhà đã “không cánh mà bay”, điều này ảnh hưởng lớn tới gia đình. Nhân viên này cũng cho biết, theo anh giá vé 50.000đ là cao, khoảng 20-30.000đ thì hợp lý.

Bán vé tham quan văn hóa là để bảo vệ văn hoá

Hẹn gặp chúng tôi dù đang bận với việc hoàn tất mọi thủ tục cần thiết cho ngày mở cửa, vợ chồng hoạ sĩ trao đổi về những vất vả của người làm nghệ thuật khi bước vào con đường quản lí chuyên nghiệp này.

“Mục đích xây dựng Việt Phủ của tôi không phải để kinh doanh. Nhưng đã gần 10 năm chúng tôi mở cửa miễn phí, giờ chúng tôi đã không đủ sức để gồng gánh nữa. Đã đến lúc “nó” phải tự nuôi “nó” rồi.




Việt Phủ đã từ lâu nổi tiếng là một không gian văn hoá truyền thống và đặc biệt, không gian đó được cảnh quan thiên nhiên và không khí yên bình của vùng đất hỗ trợ rất nhiều. “Sự yên tĩnh, không gian thanh sạch của nghệ thuật là tài sản quý hiếm mà Việt Phủ đã tạo nên. Nếu cứ mở cửa miễn phí mãi thì không thể giữ được không gian đó. Chúng tôi bán vé cho khách tham quan chính là để bảo tồn được những giá trị đó lâu dài.” Hoạ sĩ cho hay: “Có thu phí chúng tôi mới tiếp tục nuôi dưỡng được những giá trị của Việt Phủ, vì chính những du khách phải bỏ tiền ra mua vé vào cửa, họ mới có ý thức trách nhiệm. Gần 10 năm mở cửa miễn phí, gia đình tôi không muốn Việt Phủ trở thành nơi đến của một số người nhố nhăng, vào đây chỉ để lấy chỗ chơi bời. Bán vé cũng là cách tạo ra một “hàng rào” bảo vệ vô hình và hiệu quả để chúng tôi chọn lọc những người thực sự quan tâm, biết tôn trọng và biết ứng xử với những giá trị văn hoá. Việc hưởng thụ một khối lượng văn hóa nghệ thuật đồ sộ như thế này thì việc bỏ ra mấy chục nghìn tiền vé để vào thì là quá rẻ. Bởi lẽ nếu tính theo một cốc nước cam, một ly cà phê hiện thời thì bạn sẽ thấy ngay sự vô lí. Xem một chương trình ca nhạc cũng đã tiền triệu… Có chăng là bấy lâu nay tôi đã không bình thường vì không thu phí, nên đến khi tôi làm cái việc bình thường này thì lại có ai đó thấy là bất bình thường”.

Hoạ sĩ cho biết: “Gần 10 năm nay, phần lớn khách tham quan Việt Phủ đều nói với tôi là phải triển khai việc thu phí, “lấy nó nuôi nó” thì mới dài lâu được. Trên thực tế, rất nhiều người vui mừng khi biết Việt Phủ sẽ chính thức bán vé. Người thực sự quan tâm thì họ cảm thấy như được đóng góp một phần vào việc bảo tồn văn hoá cổ truyền của dân tộc, họ không bị cảm giác phải nhờ vả, mang ơn vì được vào miễn phí. Trong mấy ngày đầu mở cửa thử thu phí, có rất nhiều người ghi vào sổ lưu niệm của Việt Phủ cảm xúc của mình và hẹn sẽ quay lại nữa. Khi cho người ta vào miễn phí mà người ta cảm ơn, cảm xúc nhiều thì mình còn có thể nghĩ đó là lời cảm ơn xã giao. Nhưng khi tôi thử bán vé, lấy tiền của khách mà cũng thấy rất nhiều những lời cảm ơn, những lời xúc động được ghi lại thì tôi tin”.

Chính niềm tin và tình yêu với văn hoá cổ truyền dân tộc đã giúp Thành Chương làm nên một Việt Phủ độc đáo có một không hai này. Hy vọng, với niềm tin ấy, hành trình “làm một việc bình thường” của ông được mọi người đón nhận một cách hết sức bình thường./.
Về Đầu Trang Go down
http://q9a1-thanglong.friendhood.net
nhung
Q9A1_SWEET-HEART
Q9A1_SWEET-HEART
nhung


Nữ
Tổng số bài gửi : 23
Age : 45
From : P406, P12, KHU ĐO THỊ VIỆT HƯNG
Hobbies : BABY
Registration date : 18/08/2008

Di choi o Phủ Thành Chương deeeeeeee !!!!!! ADMIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Di choi o Phủ Thành Chương deeeeeeee !!!!!! ADMIN   Di choi o Phủ Thành Chương deeeeeeee !!!!!! ADMIN Icon_minitimeWed Oct 21, 2009 11:11 am

Hay nhi. Nhung cho nay chi phu hop voi nguoi lon va co thoi gian de di ngam nghia, cam nhan. Dua them 1 dua tre con di cugn la hong het cam xuc..hihi... To copy bai nay va se bo tri 1 ngay cuoi tuan nao do di tham qua. Co nha ai muon di cung khong?
Về Đầu Trang Go down
 
Di choi o Phủ Thành Chương deeeeeeee !!!!!! ADMIN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» hai chau cua ADMIN
» NƠI TRAO ĐỔI THÔNG TIN GIỮA ADMIN và MEMBERs

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Q9A1-THANGLONG-UNIVERSITY :: NƠI CHÚNG TA TRAO ĐÔI THÔNG TIN-
Chuyển đến