Q9A1-THANGLONG-UNIVERSITY
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Q9A1-THANGLONG-UNIVERSITY

ÁO XƯA DÙ NHÀU, CŨNG XIN BẠC ĐẦU GỌI MÃI TÊN NHAU !!!
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Nếu mai này Mẹ hiền có mất đi.... như đóa hoa không mặt trời... như trẻ thơ không nụ cười... ngỡ đời mình không lớn khôn thêm... như bầu trời thiếu ánh sao đêm......!!!

 

 CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI !!!

Go down 
Tác giảThông điệp
lucky
Khách viếng thăm
Anonymous



CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! Empty
Bài gửiTiêu đề: CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI !!!   CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! Icon_minitimeSun Mar 06, 2011 6:43 pm


CHUC MUNG ngay 8- 3- 2011 CAC BA ME, CAC BAN GAI A1 !!!




CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! 32131_389415676171_325677661171_4198844_2446336_n


Nếu mai này Mẹ hiền có mất đi

như đóa hoa không mặt trời

như trẻ thơ không nụ cười

ngỡ đời mình không lớn khôn thêm

như bầu trời thiếu ánh sao đêm…



CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! Dsc00022fp

- For a half of the world in this special day -



Khi bất ngờ hỏi một cô gái xin anh hãy nhớ: câu trả lời đầu tiên là chính sử, còn câu thứ hai là tiểu thuyết

Tống ái Linh



Bạn nên tìm cho mình một người đàn ông nhạy cảm, lãng mạn và điều quan trọng nhất đó không phải là người đàn ông từng trải.

Jodve Foster


Phụ nữ chỉ đẹp thật sự khi nào họ đẹp cho một người đàn ông nào đó

Michel Deon


Khi mặt đối mặt, người phụ nữ nói to với người đàn ông nàng dửng dưng, nói khẽ khàng với người nàng bắt đầu yêu và giữ yên lặng với người nàng yêu


Đối với người phụ nữ, yên lặng cũng là một thứ trang sức

Sophocle


Người phụ nữ cười khi có thể cười nhưng muốn khóc thì lúc nào cũng được

Ngạn ngữ Pháp


Không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp

La Bruyere



Tất cả mọi sự bí ẩn của thế giới này đều không thể sánh nổi với sự bí ẩn của người phụ nữ

Vladimir Lobanok



Ta không yêu một người con gái vì những lời nàng nói. Ta yêu những lời nàng nói vì ta yêu nàng

A. Maurois


CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! 4731


Khuôn mặt đẹp là cái đẹp nhất của tất cả cảnh sắc và nhịp điệu êm ái nhất là giọng nói của người phụ nữ ta yêu .

La Bruyere


Sắc đẹp tự nó đủ thuyết phục đôi mắt của người đàn ông mà chẳng cần nhà hùng biện .


Người phụ nữ đẹp là thiên đường của đôi mắt .

Tục ngữ


Không phải những người đẹp là người hạnh phúc, mà những người hạnh phúc là những người đẹp .

Khuyết Danh.


Nơi người phụ nữ quyến rũ lòng người nhất không phải là cái đẹp mà là sự cao quý .

Eunpide


Một bông hoa hồng không mùi thơm cũng chẳng được quí trọng hơn gì một người phụ nữ đẹp mà vô duyên

A.V.Arnault



CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! Ap_20091230111016405


Không có gì thật cao quý và đáng kính trọng bằng lòng chung thủy.

Cicero


Một người phụ nữ ghen tin tưởng vào mọi thứ do cảm xúc của nàng đưa đến.

Jhon gay


Phụ nữ chỉ nhớ người đàn ông làm cho họ cười

Đàn ông chỉ nhớ người phụ nữ làm cho họ khóc

De Regnier


Điều đáng sợ nhất ở người phụ nữ là tính ích kỷ

G. Fêdơ

Phụ nữ có cái tài không ai bắt chước được trong việc biểu lộ tình cảm mà không cần đến những lời nói sôi nổi. Sự hùng biện của họ tập trung đặc biệt ở giọng nói, cử chỉ, tác phong và những cái nhìn

Banzac

Hãy đợi hoàng hôn để thấy cái đẹp của buổi bình minh và hãy đợi tuổi già để hiểu thế nào là một người phụ nữ đẹp

Ngạn ngữ Đức


Phụ nữ luôn sẵn sàng hy sinh, nếu bạn cho họ cơ hội. Sở trường của họ chính là nhường nhịn

W.S.Moom


CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! Leonart_meditative-buddha-langthing_14692


Cái duyên là khí giới tuyệt đối. Nhưng nếu bạn tưởng rằng bạn là người có duyên thì chắc chắn là hoàn toàn không có rồi

Lori Liơ

Bạn chớ lên án người phụ nữ nào bay từ người đàn ông này đến người đàn ông khác. Cô ta đang tìm người đàn ông chung thủy ;D

Gớt


Khi một người phụ nữ từ chối tình yêu của bạn và thay vào đó, cô ta đề nghị giữ vững tình bạn, bạn chớ nghĩ đó là lời từ biệt - điều đó có nghĩa là cô ta muốn bạn hành động theo thứ tự đã định sẵn ;D

Moliere

Đàn ông đau xót với cái họ mất, còn phụ nữ với cái mà họ không thể nhận được

D.BilingX

Phụ nữ sẽ coi chúng ta là đàn ông thực sự nếu chúng ta biết nhường nhịn họ trong tất cả mọi thứ

M.Genin

Người phụ nữ tốt được biết qua cái mà cô ta làm

Người đàn ông tốt được biết qua cái mà anh ta không làm

H.Roulend


Tôi thích người đàn ông có tương lai và người phụ nữ có quá khứ

O.Uaind


Người phụ nữ dễ tha thứ cho sự xúc phạm nhưng không bao giờ quên sự coi thường

P.Gordon

Người phụ nữ cảm và nói theo trực giác của con tim nên chẳng bao giờ sai lầm. Không ai biết nói những lời sâu sắc và êm ái cho bằng người phụ nữ. Êm ái và sâu sắc, đó chính là con người họ

V.Hugo


Không có người phụ nữ nào xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm cho mình trở thành quyến rũ mà thôi

Christian Dior

Chính tâm hồn tạo nên cái nhìn, mà tâm hồn lại không có nhiều, thành thử những cặp mắt đẹp rất hiếm

L.Mecxiê


Phụ nữ bao giờ cũng yêu vì tài trước khi yêu vẻ bề ngoài

Banzac


Im lặng đem đến cho người phụ nữ sự kính nể

Sophocle

Tính hiền dịu của phụ nữ với cuộc đời là dấu hiệu xác thực của một cuộc sống nội tâm phong phú

Pautôpxki

Trái tim của người phụ nữ không bao giờ gìa cỗi, và một khi nó không yêu nữa thì đó là vì nó đã ngừng đập
P. ROCHEPEDRE

Tình yêu thành thật làm cho người phụ nữ trở nên kín đáo và ít bộc lộ
BARTHE

Tham vọng của người phụ nữ là chiếm được lòng yêu của người những kẻ chung quanh và kế cận bên mình, chứ không cần lòng kính cẩn tôn sùng của những người xa lạ
GINA LOMBROSO

Trước con mắt của người yêu, không có người phụ nữ nào xấu cả
RONSARD

Đau khổ là khuôn đúc tâm hồn người phụ nữ để trở nên thành cao cả.

CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! Thu%20phap%20metoi7

Người phụ nữ trung thành nhất chỉ muốn sông với 1 người đàn ông nhưng họ vẫn muốn có nhiều người đàn ông khác chết vì họ


Không có một người phụ nữ nào lại không có một người đàn ông vô danh chiêm ngưỡng, tôn thờ mình

Giracdanh

Chẳng bao giờ xảy ra chuyện ta yêu mà người con gái không hề hay biết - ta tin rằng mình đã tỏ tình một cách rõ ràng bằng một giọng nói, một ánh mắt, một cái chạm tay nhẹ nhàng .( G.GREENE )


Cuộc đời Anh là một cơn mộng kéo dài . Nó trôi qua thật êm đềm và tĩnh lặng anh chìm đắm trong cơn mơ đó tưởng chừng như không bao giờ tỉnh giấc và để rồi vào một ngày đẹp trời Anh đã choàng tỉnh cơn mộng đó vì đã có một người con gái đến đánh thức con tim tình yêu đang ngủ say của Anh dậy . Người con gái ấy có tên .... ( DESPERADO0_INLOVE )

Cái ngày mà một phụ nữ đi qua trước mặt bạn, tỏa ánh sáng cho bạn bước theo chân nàng, thì cái ngày đó bạn khốn đốn rồi, bạn đã yêu .Hình ảnh của nàng sẽ đưa bạn sang một lĩnh vực rực rỡ của tâm hồn bạn, nơi không có gì phải cũng chẳng có gì trái, đó là lĩnh vực của cái đẹp và tình yêu . Lúc này bạn chỉ còn một việc để làm : " Nghĩ đến nàng thiết tha đến mức nàng buộc phải nghĩ đến bạn " .

( V.HUGO )

…Em, chỉ mình em mới tạo cho anh cảm giác đang sống… Những người đàn ông khác bảo đã gặp được thiên thần nhưng anh đã thấy em và thế là đủ (George Moore)


Trước phái đẹp và âm nhạc, thời gian sẽ trở thành vô nghĩa

A.Xmit

CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! Images141618_motherhood

To the woman who means the world to me...

Về Đầu Trang Go down
ADMIN
ADMIN_Q9A1
ADMIN_Q9A1
ADMIN


Nam
Tổng số bài gửi : 106
From : GREAT HEAVEN
Hobbies : MONEY
Registration date : 16/08/2008

CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! Empty
Bài gửiTiêu đề: FOR OUR MOTHERS !!!   CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! Icon_minitimeSun Mar 06, 2011 7:32 pm



CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! Thuphap

FOR OUR MOTHERS !!!
(ai khong reply la not good.....)

Nguyện trú kiết tường dạ kiết tường

Trú dạ lục thời hằng kiết tường

Nhất thiết thời trung kiết tường giả

Nguyện chư Tam Bảo ai nhiếp thọ

(Dịch ý: Xin nguyện cầu ngày và đêm sáu thời, tất cả các thời thường được an lành. Nguyện cầu Chư Phật từ bi gia hộ)

Nhiều người đã phát tâm tu hành và sùng Đạo khi còn trẻ. Có người khi già cả mới tìm đến chùa tụng kinh nghe Pháp. Cũng có người bôn ba bận rộn không nghĩ đến Đạo, đến khi gặp một khúc mắc hay vấn đề tạo chấn động mãnh liệt trong tâm, người ta mới nghĩ đến chùa và tìm về chùa để cầu chư Phật gia hộ cho khổ đau giảm bớt và an lành đến với đời sống. Người Phật tử sùng Đạo hay đến chùa lễ bái hương hoa cúng Phật vào Ngày Rằm và Mồng Một. Một số lớn Phật tử thường năm chỉ đến dự hai lễ lớn là Lễ Phật Đản (Q – Vaisakha) và Lễ Vu Lan (m – Ullambana).

Chùa là nơi thanh tịnh. Vào đến sân chùa chúng ta thấy tượng lộ thiên của Ngài Quán Thế Âm, vị Bồ Tát với hạnh biêt lắng nghe để hiểu để yêu thương. Trước chánh điện chúng ta gặp Ông Thiện Ông Ác, như một cảnh tỉnh một nhắc nhở về những hành động thiện ác ta đã làm và sẽ làm. Vào trong chánh điện điển hình chúng ta ngắm được nụ cười vi diệu của Đức Bổn sư Thích Ca, vị Phật với hạnh tinh tấn, dạy cho ta không biếng lười buông xuôi. Hình ảnh Phật A Di Đà với bàn tay phóng quang, là sự diễn bày hạnh tế độ, cứu vớt để đưa về cõi thanh tịnh giải thóat. Tam Thế Chư Phật với Đức Bổn Sư, A Di Đà và Di Lặc là biểu tượng của Hiện tại, Quá khứ và Tương lai. Tam Thế Chư Tôn gồm tượng Phật A Di Đà ở giữa, tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở bên trái, Bồ Tát Đại Thế Chí ở bên phải là hạnh Thanh Tịnh, Từ Bi và Trí Tuệ... Tất cả đều mang đầy đủ ý nghĩa đẹp để ta thấy được và hiểu rõ ý nghĩa của giải thoát và ràng buộc vướng mắc. Bằng thành tâm thành ý ta biết đưa những hình ảnh nầy vào cuộc sống của chúng ta, để đời sống chúng ta an lạc. Đó là sự phù hộ có được từ Chư Phật Chư Bồ Tát.

Những tượng đất tượng đồng trong chùa không có khả năng cho ta an lạc, nếu ta qùy gối van xin ban phước lành theo nghĩa đen của sự kiện. Nếu hiểu rõ sự hiện hữu qua hình tướng của chư Phật trong Chùa là ta đã thấy để có thế biết mà lập tâm tu hành sửa đổi đời sống của chúng ta cho gia đình bớt nặng nề khổ đau.

Qùy gối trước tượng Phật trong Chùa là hành động dừng hành động. Tạm thời trong khỏanh khắc nầy không phải bôn ba cái thân, không phải động não suy nghĩ lo lắng, mà qùy gối yên lặng trước bàn thờ để niệm hồng danh chư Phật, đưa thân và tâm về một mối, gọi là tạo thanh tịnh thân tâm. Hướng lên bàn thờ chấp tay là thái độ sùng kính tri ân nên thành tâm học hỏi. Sùng kính Đức Phật với đời sống thanh tịnh tu hành đạt đạo giải thóat, không còn bị phiền não khuyấy động như chúng sanh ở cõi Ta bà. Từ sự sùng kính ngưỡng mộ cho ta phút giây dừng lại và nhìn sâu vào lòng mình để tu sửa. Thấy được cái vướng mắc của tâm mình đang nằm ở đâu mới có giải pháp để tháo gỡ được cái khúc mắc. Đó là ý thức nằm trong cái lạy trước hình tượng chư Phật chư Bồ Tát.

Nhiếp tâm trong chánh niệm làm ta dẹp được cái vọng đưa ta trở về cái thực. Cũng nhờ cái thấy mà ta hiểu được tình thương chân thật là tình thương ở đó ta thấy được người ta thương. Nói rằng thương người mà chỉ thấy mình là tình thương ảo giác tạo vọng động khổ đau. Người mẹ trong câu chuyện kể trên đây nếu thấy được con mình và nếu người con thấy được mẹ mình trong những sinh họat thường nhật của họ sẽ làm cho cả hai hiểu được nhau hơn thì lời nói và hành động đã có mặt của sự qúy mến và tôn trọng nhau.

Khi đã thực sự biết thương là đã có sự cảm thông, thì những bước chân ta đi trong cuộc đời mình và cuộc đời người sẽ là bước chân an lạc. Chính những bước chân an lạc tạo thành con đường an lạc. Chư Phật không xuất hiện như một phép lạ dùng thần thông lập nên con đường đó cho ta đi.

Mùa Vu Lan là Mùa Báo Hiếu. Báo hiếu Cha Mẹ không gì bằng tích cực sống.. Biết chia sẻ và yêu thương người nghèo khó khốn khổ là báo đáp sự dạy dỗ về chữ THƯƠNG của Mẹ. Phấn đấu với cuộc sống không buông xuôi là đáp chữ NGHĨA của Cha. Sống mà tạo lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội là giữ được chữ HIẾU đẹp nhất, vì tạo niềm vui cho Cha Mẹ. Xã hội có một người sống hạnh phúc thì phẩm chất đời sống của xã hội được nâng cao thêm. Tự thân ta, ta đã đem hãnh diện về cho Cha Mẹ.

Những ai còn mẹ phải biết mình là người hạnh phúc và nên qúy trọng giữ gìn hạnh phúc đó. Mẹ không ở mãi với ta, tuy lòng ta rất mong muốn. Hãy nghe lời ca khi người con mất mẹ:


Nếu mai này Mẹ hiền có mất đi

như đóa hoa không mặt trời

như trẻ thơ không nụ cười

ngỡ đời mình không lớn khôn thêm

như bầu trời thiếu ánh sao đêm…

“Tu tức là nhìn tất cả những gì đã và đang xảy ra trong đời mình bằng con mắt quán chiếu”

CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! Mothers_day_02


Về Đầu Trang Go down
http://q9a1-thanglong.friendhood.net
ADMIN
ADMIN_Q9A1
ADMIN_Q9A1
ADMIN


Nam
Tổng số bài gửi : 106
From : GREAT HEAVEN
Hobbies : MONEY
Registration date : 16/08/2008

CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! Empty
Bài gửiTiêu đề: reply   CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! Icon_minitimeSun Mar 06, 2011 8:44 pm


CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! Lotus_Sen14

NGHĨ VỀ TÌNH MẪU TỬ

Huỳnh Kim Quang



Trên thế gian này, dường như không ai và không một ngôi trường nào dạy làm sao để người ta có tình yêu thương cha mẹ và con cái. Giống như không ai dạy con người làm sao biết hít thở không khí để sống, tình yêu thương cha mẹ và con cái có trong bản chất con người, mà đạo Phật gọi là “câu sinh,” tức sinh ra cùng một lần với sự có mặt của con người.

Người mẹ khi mang thai con là một chọn lựa quan trọng nhất trong đời. Người mẹ ấy biết rằng từ nay trong cuộc đời bà lại có thêm một mảnh đời khác, nhưng thực sự không khác tí nào cả, gắn bó keo sơn đến hơi thở cuối cùng của bà. Khi ý thức điều đó, cũng có nghĩa là người mẹ chấp nhận một thứ bản ngã, một thân xác thứ hai ngay trong chính con người mình. Đứa con là sự sống của người mẹ trong cả hai bình diện tinh thần và thể chất.

Như vậy người mẹ có phải chia bớt phần bản ngã và thể chất của bà cho đứa con? Nếu có thì người mẹ đã mất mát một phần bản ngã và thể chất. Nếu không thì đứa con không là một phần trong đời sống của người mẹ. Về mặt thể chất, vật chất thì dễ thấy cho nên, ai nấy đều biết rõ là người mẹ từ lúc mang thai cho đến khi sanh con và nuôi dưỡng con khôn lớn nên người đã tiêu hao thân xác rất nhiều. Về mặt tinh thần thì khó thấy, nhưng tất nhiên không phải là hoàn toàn không thấy được. Xem đứa con như một phần đời của mình, tức là người mẹ dành một chỗ đứng quan trọng trong tinh thần cho con. Hay nói cách khác, đứa con là một phần bản ngã của người mẹ, người mẹ chia một phần bản ngã cho con. Cái phần bản ngã của đứa con trong người mẹ đó thật sự không thể lấy thước để đo được là bao lớn. Bởi vì chỗ đứng tinh thần không hình tướng, cho nên, nó cũng là tất cả cái bản ngã của người mẹ.

Cũng từ đó, người ta mới hiểu được phần nào lý do tại sao tục ngữ Việt Nam có câu rằng, “Nuôi con trăm tuổi, mẹ lo hết chín mươi chín năm.” Và cũng vì lẽ đó, người ta mới thấy rằng tại sao trong đời sống hằng ngày lúc nào người mẹ cũng nghĩ tới, cũng lo cho con trước, rồi mới nghĩ, mới lo cho mình sau, mà có khi còn quên cả lo cho mình nữa.

CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! 15-weeks

Cái cảm giác kỳ diệu khi mang thai con nơi người mẹ không một người nào khác trên thế gian này, kể cả người cha, có thể cảm nhận được một cách trọn vẹn và thấu đáo. Trong cơ thể, trong tinh thần, trong tâm thức, trong cảm quan của người mẹ mỗi ngày mỗi hiển lộ dần hình ảnh của đứa con trong đời mình, mà bào thai càng lớn thì cảm thức đó càng lớn theo, càng thâm thiết hơn, càng nồng nàn hơn. Cho đến khi đứa con chào đời, cái cảm thức rằng đó là mảnh đời thịt da máu huyết của mình, không những không thay đổi mà còn tăng trưởng hơn, vì cái mảnh đời đó đang sờ sờ trước mặt, có thể bồng bế, nâng niu, hôn hít cả ngày. Đó cũng là lý do tại sao, những người làm cha mẹ hay có cái cảm nghĩ con mình vẫn còn bé bỏng, dù nó đã khôn lớn trưởng thành. Và đó cũng là lý do tại sao cha mẹ nghĩ rằng mình có quyền trong những quyết định trọng đại đối với cuộc đời của con cái.

Những người con chỉ ý thức và cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ, đặc biệt đối với mẹ, khi đã sinh ra đời, đã đến tuổi ý thức và hiểu biết. Khi đứa con cảm nhận được tình yêu thương của mẹ thì lúc nó đã là một mảnh đời riêng biệt đối với người mẹ. Cho nên, tình thương yêu của con cái đối với mẹ không thâm thiết, không mặn nồng, không sâu sắc như người mẹ thương yêu con. Và cũng vì vậy, thường là khi con cái thành gia thất, rồi trải qua kinh nghiệm làm mẹ, làm cha mới thâm cảm được thế nào là tình yêu thương ruột thịt, máu huyết không phân ly của người mẹ, người cha. Nhưng, có khi biết được thì đã muộn, bởi vì có thể lúc đó cha mẹ đã khuất núi!

Các loài chúng sinh khác, mà dễ thấy như loài thú vật, cũng có những cảm nhận về mối yêu thương gắn bó bất khả phân giữa mẹ con, nhưng vì chúng không có một nền văn hóa, đạo đức và luân lý phát triển đến cao độ như loài người nên chỉ nằm ở bình diện bản năng.


CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! 2

Thể hiện tình yêu thương của cha mẹ và con cái, vì vậy, là bản sắc văn hóa, đạo đức và luân lý đặc thù của loài người từ ngàn xưa đến ngày nay.

Đạo Phật khi nêu cao tinh thần hiếu hạnh cũng tức là bảo vệ và phát huy nếp sống văn hóa, đạo đức và luân lý cao đẹp của con người.

Có điều đặc biệt nơi tinh thần hiếu hạnh của Đạo Phật là ngoài việc thể hiện hiếu hạnh đối với cha mẹ về mặt vật chất trong đời này còn nhắm đến một đời sống cao thượng hơn ở thế giới tâm linh và trong nhiều đời nhiều kiếp chứ không chỉ quanh quẩn trong lãnh vực vật chất, thể xác và ở đời này. Những báo đáp thâm ân cha mẹ của con cái về mặt vật chất không phải là hành trang mà cha mẹ có thể mang theo lâu dài trên lộ trình luân hồi sinh tử. Khi nhắm mắt xuôi tay, tất cả những tiền tài, của cải, giàu sang, danh vọng đều bỏ lại, duy chỉ có nghiệp lực là mang theo. Dĩ nhiên, nói như vậy, không có nghĩa là con cái không cần phải báo đáp thâm ân cha mẹ về mặt vật chất trong đời này, nhưng chừng ấy không, chưa đủ.

Đó là ý nghĩa tích cực của tinh thần hiếu hạnh trong Đạo Phật. Tình thương yêu của cha mẹ và con cái dù thiêng liêng và cao cả đến đâu cũng chỉ xây dựng trên nền tảng tình cảm thế gian, có nghĩa là vẫn còn bị trói buộc trong vòng xoáy của vô minh điên đảo để rồi cuối cùng vẫn phải chịu trôi lăn trong sinh tử luân hồi. Thực hiện hiếu hạnh theo tinh thần Đạo Phật là hướng về con đường giải thoát tận gốc những triền phược và khổ lụy. Đây chính là mục tiêu cao nhất mà tinh thần hiếu hạnh trong Đạo Phật muốn nhắm đến.

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối nhân duyên vừa vi tế, vừa phức tạp đến khó hiểu đối với con mắt của người bình phàm. Nhiều bậc cha mẹ ăn ở hiền đức mà sanh con ngỗ nghịch, bất hiếu. Ngược lại, nhiều cha mẹ ăn ở bất nhân, thất đức mà có con hiền lương, hiếu thảo. Vì vậy, nhân duyên làm cha mẹ và con cái với nhau không thể tính trong một đời này mà phải kết nối từ nhiều đời trước. Có khi đó là thiện duyên, phước báo. Có khi đó là ác nghiệp, oan gia. Cứ xem cái gương lịch sử của Ngài Đại Mục Kiền Liên, là một trong mười vị đại đệ tử xuất sắc nhất của đức Phật, thì biết. Mẹ Ngài Mục Kiền Liên có tâm lượng hẹp hòi, bủn xỉn, keo kiệt, mà còn ác nữa, nên khi chết mới đọa làm loài ngạ quỷ đói khát khổ sở vô cùng, vậy mà có người con tu hành chứng đắc Thánh Quả A La Hán với thần thông đệ nhất. Còn hàng cư sĩ tại gia thời đức Phật thì có Vua Tần Bà Sa La và Hoàng Hậu Vi Đề Hi là vị minh quân nhân từ đức độ trị vì nước Ma Kiệt Đà. Ấy vậy mà, nhà vua và hoàng hậu lại sanh ra người con là A Xà Thế ngỗ nghịch giết cha để soán ngôi, lại còn đày mẹ vào lãnh cung tăm tối cho đến chết. Oan nghiệt biết chừng nào!

Tuy nhiên, nếu xét trên bình diện nhân quả và nghiệp báo mà đức Phật đã dạy thì phước hay họa, thiện hay ác mà chúng ta thọ nhận trong đời này đều là những gì do chính chúng ta tạo ra trong quá khứ, một hay nhiều đời. Cũng vậy, lấy đó làm gương để thấy rằng tương lai đời sau của chúng ta khổ hay lạc, phước hay họa là tùy thuộc hoàn toàn vào những gì mà chúng ta tạo ra trong đời này. Nếu hiểu và đem cái hiểu đó áp dụng triệt để vào đời sống hàng ngày thì người học Phật sẽ bớt đi, hay không còn cảm thấy khổ sở, đau đớn, bi quan, tuyệt vọng nữa khi con cái mình đối xử tệ bạc. Cho nên, các bậc cổ đức có nói rằng “Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả.” Người học Phật đúng ra phải là người sợ ngay lúc tạo nhân chứ không ngồi đó mà sợ khi quả báo tới.

Nếu đã biết sợ nhân thì phải rất thận trọng khi lập gia đình và có con. Phải suy nghĩ một cách thấu đáo rằng có con không phải là việc đơn giản và tầm thường. Cái không đơn giản và không tầm thường không chỉ ở chỗ hoàn cảnh tài chánh và sinh hoạt gia đình, mà còn ở giá trị đích thực và cao quý khi sanh ra đời một đứa con, một con người, một chúng sinh, hay cao xa hơn chính là một vị Phật đương lai. Nuôi dưỡng một đứa con từ lúc còn trong bào thai đến khi khôn lớn nên người là một công việc trọng đại và vô cùng khó khăn, mà bậc cha mẹ phải để tâm từng ly từng tí, từng ngày từng giờ, từng miếng ăn thức uống đến cách giáo dục bằng lời nói, bằng cử chỉ sao cho phù hợp theo từng tuổi tác lớn khôn của con cái. Một người Phật tử với tư cách là cha là mẹ mà có thể dạy được con mình trở thành một người con hiếu thảo, một người công dân hữu ích cho đất nước, cho xã hội đã là điều vô cùng quý giá. Huống chi, cha mẹ có thể dạy con phát tâm Bồ Đề hướng đến con đường cao rộng của chư Phật đi, không phải là đang tạo phước cho muôn loại chúng sinh đó sao?

Với lòng thương yêu con mênh mông không bờ bến thì cha mẹ nào mà không cầu mong được như vậy! Nhưng được hay không lại là một chuyện khác. Được hay không là tùy thuộc vào phước báo của cha mẹ và chính con cái, vào bối cảnh gia đình, trường học và xã hội, vào phương pháp và sức nỗ lực tới đâu của những bậc làm cha mẹ trong việc giáo dục con, v.v…

Tình yêu thương của cha mẹ một khi đã trang trải cho con thì không nghĩ đến chuyện con cái trả ơn, giống như nước trên nguồn chảy xuống thì không nghĩ đến chuyện nước chảy ngược về nguồn. Người làm cha mẹ vui nhất là thấy và biết rõ rằng mình đã làm tròn phận sự, đã rót hết tình yêu thương cho con cái không giữ lại điều gì, là chứng kiến sự trưởng thành thực sự của con cái. Nhưng, khổ nỗi, trong mắt của cha mẹ, con cái lúc nào cũng bé bỏng, thơ dại, cho nên, phải lo lắng cho nó suốt đời. Hết lo cho con rồi lại lo cho cháu, chắt. Dĩ nhiên, ở một khía cạnh nhận định nào đó, sự lo lắng của cha mẹ sau khi con cái thành gia thất cho thấy ba nhược điểm. Một là, cha mẹ chưa tin tưởng thật sự vào sự trưởng thành độc lập của con. Hai là, cha mẹ chưa tin tưởng thật sự vào sự nuôi dưỡng và giáo dục của chính mình đối với con cái, để cứ luôn luôn nghĩ rằng nó chưa thể tự lập, chưa thể tự quyết định, chưa tự đứng vững, chưa tự xây dựng cuộc sống cho riêng nó. Ba là, khiến cho con cái có tâm ỷ lại và lệ thuộc vào cha mẹ, trong khi đã đến lúc nó phải tự đứng lên gánh lấy trách nhiệm để kiến lập cuộc đời riêng tư. Điều hiển nhiên là nói như vậy không có nghĩa cho rằng tới lúc nào đó, trong đời, cha mẹ và con cái phải vạch rõ lằn ranh, phải đoạn tuyệt tương quan, phải xoay lưng nhau mà sống, không còn liên hệ gí, giống như chim rừng, cá biển. Tuyệt đối không phải thế! Tình yêu thương của cha mẹ và con cái nằm trong máu huyết, trong tim óc, trong hơi thở, trong sự sống của nhau, làm sao có thể cắt đứt?

CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! 67623315

Cắt đứt thì không thể, nhưng cách thể hiện lòng yêu thương của cha mẹ và con cái trong đời sống của thời đại ngày nay không giống như ngày xưa, ngay cả tại những nước có truyền thống bảo vệ hiếu hạnh rất nghiêm túc tại Á Châu như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, v.v…

Ngày nay, cha mẹ không muốn để cho con cái phải bận tâm lo lắng quá nhiều hay phải chịu gánh nặng trách nhiệm chăm sóc lúc phụ mẫu về già, nên đã có kế hoạch từ những năm tháng còn làm việc để tiết kiệm tiền bạc, mua bảo hiểm, lập trương mục hưu trí, v.v… Cho đến khi về già thì cha mẹ có thể dùng số tiền đó để tự nuôi thân, hoặc có vào viện dưỡng lão thì cũng không phải nhờ vả quá nhiều đến con cái. Các chính phủ đã từ lâu giúp đỡ và khuyến khích người lao động thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội và hưu trí như vậy.

Con cái dù có hiếu cũng không thể cưỡng lại những ràng buộc, chi phối, giới hạn của cuộc sống hàng ngày và sinh hoạt vốn có của xã hội để có thể thực hiện hiếu hạnh một cách đầy đủ giống như ngày xưa. Một ngày làm việc từ tám tiếng đồng hồ trở lên, suốt năm hoặc sáu ngày một tuần, cuối tuần thì phải lo cho gia đình vợ chồng con cái, còn thì giờ đâu để chăm sóc cho cha mẹ già, đặc biệt cha mẹ già bệnh tật. Cho nên, đưa cha mẹ già vào viện dưỡng lão là điều khó tránh khỏi. Nếu thật sự vì hoàn cảnh không thể xoay xở của con cái thì cha mẹ nào cũng vui vẻ và thông cảm. Nhưng điều quan trọng là tấm lòng, là tình thương yêu kính trọng cha mẹ của con cái có còn nguyên vẹn hay không. Không có thì giờ để trực tiếp chăm sóc cho cha mẹ là một chuyện, có để tâm lo lắng, suy nghĩ, quan tâm, tới lui thăm lom và an ủi cha mẹ hay không là chuyện khác. Điều cha mẹ già cần nơi con cái chính là chuyện sau này đó, tức là sự quan tâm, thăm lom, an ủi và có mặt thường xuyên của con cái. Có vào viện dưỡng lão rồi mới thấy điều đó nó quan trọng, nó cần thiết đối với những người già như thế nào! Tội nghiệp biết bao!

Nói đi rồi cũng nên nói lại, rằng là người con Phật thì phải sớm biết điều đó ắt xảy ra, vì đó là quy luật sinh, già, bệnh, và chết. Người con Phật cần học cách và tự tu tập như thế nào để đến khi mình ở tuổi già, sống trong viện dưỡng lão một mình, nằm trên giường bệnh, hoặc trước lúc lâm chung vẫn có thể giữ được tâm bình khí hòa, hay cao hơn nữa là an nhiên tự tại. Làm được như vậy thì đúng là không uổng công đức Phật suốt gần năm mươi năm một mình với ba y và bình bát vân du khắp lưu vực Sông Hằng để đem giáo pháp cứu khổ mà cảm hóa chúng sinh.




Về Đầu Trang Go down
http://q9a1-thanglong.friendhood.net
ADMIN
ADMIN_Q9A1
ADMIN_Q9A1
ADMIN


Nam
Tổng số bài gửi : 106
From : GREAT HEAVEN
Hobbies : MONEY
Registration date : 16/08/2008

CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! Empty
Bài gửiTiêu đề: reply 2   CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! Icon_minitimeSun Mar 06, 2011 8:53 pm



HIẾU NHÌN TỪ NHỮNG BẢN KINH KHÁC NHAU



CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! 36724_406710106171_325677661171_4654678_8016411_n

Thích Nguyên Hiệp

Hiếu là một đề tài khá quan trọng trong những thảo luận Phật giáo. Trong nhiều kinh sách Phật giáo, ta có thể tìm thấy những lời dạy liên quan đến chủ đề này. Và khi đọc vào những kinh sách đề cập đến hiếu hạnh, hay về những mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái, từ cả hai nguồn Nam và Bắc truyền, ta có thể thấy hiếu được trình bày dưới những góc độ khác nhau.

Trong bài viết ngắn này, tôi mạo muội trình bày ba khía cạnh về hiếu khi đọc vào những bài kinh liên quan đến chủ đề này: 1. Hiếu là báo đáp công ơn; 2. Hiếu như một chuẩn tắc đạo đức xã hội; và 3. Hiếu như một phẩm hạnh cao tột.

Hiếu là báo đáp công ơn

Công ơn của mẹ cha được nói nhiều với những cách thức khác nhau. Kinh sách Phật giáo có nhiều lời tán dương về ân đức cao dày của mẹ cha, và cũng có những lời dạy về đạo làm con và về cách thức báo đáp ân đức đó.

Những bài kinh quen thuộc như kinh Vu lan, kinh Báo ân cha mẹ đã nói khá rõ về công ơn của cha mẹ, và cũng chỉ ra cách báo đáp công ơn đó như thế nào. Công ơn cha mẹ mà những bản kinh này nêu ra gồm có những điểm chính như: ân mang nặng đẻ đau, ân khổ nhọc nuôi dưỡng, ân hy sinh cho con và luôn thương nhớ đến con… Ở một vài bản kinh khác, chúng ta cũng gặp những điểm tương tự. Ví dụ như kinh Bổn sự nói: "Cha mẹ đối với con cái ân đức cao nặng sâu dày; ân đức sản sanh từ tâm bú mớm, ân đức tắm giặt nuôi nấng trưởng thành, ân đức cung cấp các món cần dùng, ân đức chỉ dạy cách sống ở đời. Cha mẹ luôn luôn muốn con vơi khổ, được vui; không bao giờ thôi nhớ thương con, thương con như bóng theo hình." Một bài kinh khác đã ví công ơn cha mẹ như núi cao biển rộng, nói đến sự cao ngất và bao la của ân đức đó: "Cha lành ân cao như non Thái/ Mẹ hiền ân sâu như biển cả/ Nếu ta ở đời trong một kiếp/ Nói ân mẹ hiền không thể hết." (Kinh Tâm địa quán).

Nhưng theo Phật giáo, chúng ta không chỉ mang ân cha mẹ trong một đời hiện tại, mà còn thọ ân mẹ cha trong vô lượng kiếp. Trong kinh Phân biệt, Đức Phật dạy rằng, sự giác ngộ của Ngài ở đời hiện tại có liên quan đến ân đức của nhiều kiếp cha mẹ trong đời quá khứ: "Ta trải qua nhiều kiếp tinh tấn nay mới thành Phật, toàn là công ơn cha mẹ ta. Vậy nên, người muốn học đạo không thể không tinh tấn hiếu thảo với cha mẹ".

CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! DesignhinhPhat-6

Và vì công ơn của cha mẹ cao dày như vậy, Đức Phật dạy người đệ tử phải hiếu thảo và có bổn phận phụng dưỡng cha mẹ: Hãy nuôi dưỡng mẹ cha; hợp pháp và đúng pháp" (Kinh Tiểu bộ, Kinh tập, chương 2, kệ 404). Và những ai nuôi dưỡng cha mẹ với đầy đủ lòng yêu thương và trách nhiệm sẽ được các bậc Hiền thánh tán dương khen ngợi, sau khi qua đời sẽ được sanh về thiên giới, hưởng được nhiều phúc lạc. (Xem thêm Tương Ưng I, Chương 7).

Tuy nhiên, nếu đền đáp công ơn cha mẹ theo thường tình thế gian, như chỉ biết chăm sóc phụng dưỡng, thì không bao giờ đền đáp đủ ân đức; và cho dù phải hy sinh bản thân vì cha vì mẹ đi nữa, cũng không thể đền đáp hết được ân đức đó: "Có hai hạng người, này các Tỷ kheo, ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, này các Tỷ kheo, nếu một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm, cho đến trăm tuổi; nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội, và dầu tại đấy, mẹ cha có vãi tiểu tiện đại tiện, như vậy, này các Tỷ kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha." (Kinh Tăng chi Bộ II, phẩm IV). Và vì vậy, cách thức báo hiếu rốt ráo nhất có thể đền đáp được ân đức mẹ cha là: "Ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn an trú các vị ấy vào lòng tin; đối với mẹ cha theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện giới; đối với mẹ cha xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào bố thí; đối với mẹ cha theo ác trí tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các Tỷ kheo, là làm đủ và trả ơn đủ mẹ và cha." (Kinh Tăng chi Bộ II, phẩm IV).

Ở trên là một vài trích dẫn từ những bài kinh nói về ân đức cha mẹ; và đạo làm con nên đền đáp ân đức đó như thế nào. Ta có thể tìm thấy nhiều hơn những lời dạy tương tự như vậy trong những bản kinh khác. Và hiếu, khi được nhìn từ những trích dẫn ở trên, có thể tạm xem (hiếu) như là một bổn phận, là một sự đền đáp ân đức mà ta đã thọ nhận: bởi vì cha mẹ đã hy sinh vì con, nên con cái cần kính trọng và đền công ơn cha mẹ, bằng những phương thức khác nhau.

Hiếu như một chuẩn tắc đạo đức xã hội

Trong một vài bản kinh khác, hiếu không chỉ là một nếp sống giới hạn trong phạm vi gia đình, một sự đền đáp công ơn, mà còn được xem như một chuẩn mực đạo đức có sự tác động sâu xa vào sự ổn định xã hội. Gia đình, rõ ràng, góp một chức năng quan trọng trong việc duy trì sự ổn định chung của tổng thể xã hội. Một trong những chức năng chính của gia đình như được thấy là nơi nuôi dưỡng và giáo dục con trẻ; vì vậy, hơn bất kỳ nhóm xã hội nào khác, nó tạo nên một sự ảnh hưởng bền bỉ, mật thiết và sâu sắc vào thói quen, thái độ và kinh nghiệm xã hội của một đứa trẻ. Gia đình đóng vai trò then chốt trong việc hình thành nên nhân cách một con người, hay nói cách khác là tiến trình xã hội hóa một con người được khởi đầu từ gia đình.

Một điểm quan trọng khác của gia đình là chức năng "tổ ấm" của nó, là nơi người ta nhận lấy và chia sẻ tình cảm yêu thương với những người thân; và hạnh phúc hay khổ đau mà những thành viên trong gia đình nhận được hẳn có sự tác động nhất định ra ngoài xã hội. Và thường là, khi một người không có tình thương đối với cha mẹ hay những người thân thì vị ấy khó có thể có tình thương và cảm thông đối với nhân quần; và khi một người không tốt được với những thành viên khác trong gia đình, vị ấy khó có thể tốt được với cộng đồng xã hội. Và vì vậy khi sự bất hiếu xảy ra trong gia đình, nguy cơ góp phần làm suy thoái đạo đức xã hội có thể xảy ra.

Ta có thể tìm thấy quan điểm này trong kinh Chuyển luân thánh vương sư tử hống (Cakkavatti Sīhanāda sutta, Trường Bộ kinh). Tuy bài kinh này không phải dành riêng để nói về gia đình hay những mối quan hệ giữa các thành viên trong đó, cũng không phải đề cập đến hiếu hạnh và những lời dạy liên quan, nhưng những nguyên nhân đưa đến sự suy thoái xã hội mà bài kinh đưa ra bao hàm ý nghĩa nói trên.

Bài kinh này cho rằng, sự thiếu hiếu kính đối với cha mẹ là một trong những dấu hiệu của cõi đời suy vong, điều dẫn đến làm suy giảm tuổi thọ và những giá trị khác của loài người. Và khi tuổi thọ của loài người càng giảm thì sự bất hiếu càng tăng. Bài kinh xem hiếu thảo như là một khía cạnh, một chuẩn mực đạo đức trong các thiện pháp khác mà con người cần thực hành đề làm hưng thịnh xã hội. Những thiện pháp khác mà bài kinh nhấn mạnh nhiều lần là: không lấy của không cho, không làm các tà hạnh, không nói dối, không nói hai lưỡi, không ác khẩu, không nói lời phù phiếm, từ bỏ tham, từ bỏ sân, từ bỏ tà kiến…

Nói chung, ở đây hiếu kính cha mẹ được xem như là một chuẩn mực sống căn bản có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống gia đình và rộng ra đến toàn xã hội. Tuy nhiên, một người con bất hiếu vấn đề không phải quy hết trách nhiệm lên người con ấy, mà còn phải xét đến vai trò của những bậc cha mẹ và những người liên quan trong gia đình và cả tổng thể xã hội. Kinh Chuyển luân thánh vương sư tử hống nói thêm rằng, dấu hiệu của suy thoái xã hội là khi những thành viên trong gia đình không còn nhận ra nhau và không còn giữ được vai trò của mình. Họ không còn biết kính trọng lẫn nhau, và gây nên những hành vi phi đạo đức.

Ở những bản kinh khác nhau, chúng ta có thể tìm thấy nhiều lời dạy về đạo làm con, ca ngợi về hạnh hiếu, bổn phận của người con đối với cha mẹ, và phước đức dành cho người có lòng thương yêu và phụng dưỡng mẹ cha. Tuy nhiên chúng ta ít thấy những lời kinh nói về trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái. Một trong ít bài kinh đặt ra vấn đề này là Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt (Sigālovāda sutta, Trường Bộ kinh). Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt đề cập một cách cụ thể về những mối quan hệ hỗ tương giữa cha mẹ và con cái, và cũng chỉ ra bổn phận mà mỗi người cần thực hiện khi ở trong những mối quan hệ đó. Ở đây, kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt đặt những trách nhiệm và bổn phận cho các mối quan hệ một cách hài hòa, và khuyên mọi người nên thực hiện tốt vai trò của mình để tạo nên sự ổn định cho gia đình và xã hội, để có được sự an lạc trong đời sống.

Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt chỉ ra năm điều mà một người con cần có đối với cha mẹ: bổn phận đối với cha mẹ; gìn giữ gia đình và truyền thống; bảo vệ tài sản thừa tự; lo tang lễ khi cha mẹ qua đời. Và cũng có năm điều dành cho các bậc cha mẹ: ngăn chặn con làm điều ác; khuyến khích con làm điều thiện; dạy con nghề nghiệp, cưới vợ gả chồng xứng đáng cho con; và trao của thừa tự cho con vào một thời điểm thích hợp.

Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt không phải là một bài kinh dành riêng để nói về bổn phận giữa cha mẹ và con cái. Bài kinh này xem mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là một trong sáu mối quan hệ căn bản ở xã hội thời bấy giờ. Và hạnh phúc, sự ổn định, thịnh vượng mà gia đình và xã hội có được chỉ khi những thành viên trong xã hội thực thi theo nhưng quy chuẩn dành cho mình. Hiếu nghĩa với cha mẹ, thương yêu và giáo dưỡng con cái, do đó, được xem như là những yếu tố quan trọng trong việc hình thành nên những con người tốt góp phần đem lại phúc lạc cho bản thân và cuộc đời.

Hiếu như một phẩm hạnh cao tột

Chúng ta hẳn đã quen thuộc với câu kinh "Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Gặp thời không có Phật, phụng thờ cha mẹ chính là thờ Phật vậy" (kinh Đại tập). Với lời dạy này, Phật giáo đã xem việc thực hành hiếu hạnh mang một ý nghĩa rất cao: thờ cha mẹ như thờ Phật.

Quan điểm tương tự có thể tìm thấy trong kinh tạng Pāli. Trong Tăng chi bộ kinh, Đức Phật nói rằng một gia đình mà ở đó con cái hiếu nghĩa với cha mẹ thì gia đình đó được sánh bằng với Phạm thiên, hay sánh bằng với các bậc Đạo sư. Ta biết rằng Phạm thiên là vị thần tối cao trong Ấn giáo, và các bậc Đạo sư luôn là những vị rất mực được kính trọng trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Người có lòng hiếu thảo, như vậy, được xem là người đáng tôn kính nhất. Thờ cha mẹ như thờ Phật, thờ những bậc Đạo sư thì có lẽ chỉ có Phật giáo đặt ra. Chúng ta đọc một đoạn kinh để thấy rõ điều này: "Những gia đình nào, này các Tỷ kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm thiên. Những gia đình nào, này các Tỷ kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận như các Ðạo sư thời xưa. Những gia đình nào, này các Tỷ kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận là đáng được cúng dường." (Tăng chi Bộ III, phẩm IV).

Bởi vì thờ cha mẹ giống như thờ các bậc Đạo sư, thờ Phật, cho nên ai làm hại cha mẹ thì cũng giống như làm hại Phật, được xếp vào một trong năm loại "nghịch tội" (tội giết cha, tội giết mẹ, tội giết A-la-hán, tội làm chảy máu thân Phật, và tội phá hòa hợp Tăng). Và khi cha mẹ được xem như là "Phật trong nhà" thì việc "Phụng dưỡng mẹ và cha, là vận may tối thượng." (Mangalasuttam, Hạnh phúc Kinh).

Phật giáo Đại thừa đề cao hạnh nguyện Bồ tát và tình thương phổ quát. Việc thực hành con đường Bồ tát để đạt đến Phật quả không tách rời khỏi việc phụng sự chúng sinh. Một vị Bồ tát luôn thương yêu và làm lợi ích chúng sanh giống như thương yêu và làm lợi ích cha mẹ mình. Lý tưởng này có thể bắt gặp ở nhiều bản kinh Đại thừa, ví dụ như phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện của kinh Hoa Nghiêm ghi: "Bao nhiêu chúng sanh sai khác trong tất cả mười phương pháp giới, hư không giới... tôi đều tùy thuận tất cả mà thật hành vâng thờ, cúng dường, như kính cha mẹ, như thờ bậc thầy, chư A-la-hán, thậm chí giống như phụng thờ Đức Như Lai."

Hẳn nhiên đây là con đường tu tập của một vị Bồ tát lý tưởng, vị có trí tuệ Bát nhã, thấu triệt tánh không và có lòng từ bi bình đẳng. Và ở đây, hành giả không chỉ hiếu thảo với cha mẹ của mình, mà còn "hiếu" với tất cả chúng sanh. Hiếu ở đây như một thực hành tu tập vượt qua khỏi khái niệm hiếu hạnh thông thường của thế gian, tức vượt ra khỏi những giới hạn của phân biệt và chấp thủ, những điều được xem gây chướng ngại cho việc thực hành lòng từ bi phổ quát.

Phụng sự chúng sinh như cha mẹ, một mặt vì hạnh nguyện cao thượng của bậc Đại Bồ tát, luôn quán triệt tánh không và nhìn thấy cõi đời "bất nhị" dựa trên tinh thần "Phật và chúng sinh tâm vô sai biệt"; và mặt khác vì Phật giáo tin vào giáo lý luân hồi, xem mọi chúng sinh đều là cha mẹ hay người thân của mình: "Tất cả nam nhân là cha ta, tất cả nữ nhân là mẹ ta. Từ nhiều đời ta đều thác sinh nơi đó. Vì lẽ ấy nên chúng sinh trong lục đạo đều là cha mẹ ta" (Kinh Phạm võng, phẩm Bồ tát tâm địa). Xét ở khía cạnh đạo đức, niềm tin này giúp con người sống biết kính trọng và thương yêu người khác hơn.

Thực hành hiếu theo hạnh nguyện Bồ tát là đưa hạnh hiếu ra khỏi phạm vi gia đình để hòa nhập vào cộng đồng xã hội rộng lớn. Và nếu nhìn từ góc độ này, hạnh hiếu đã trở nên có vai trò quan trọng không chỉ trong phạm vi gia đình, mà còn ở phạm vi xã hội. Nhưng dù thực hành hiếu hạnh ở phạm vi nào, mục đích sau cùng của các bậc Bồ tát là giúp chúng sinh đạt đến sự an vui, giải thoát. Đó là tinh thần quan yếu của Phật giáo.



Thích Nguyên Hiệp



CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! 12_17

Về Đầu Trang Go down
http://q9a1-thanglong.friendhood.net
ADMIN
ADMIN_Q9A1
ADMIN_Q9A1
ADMIN


Nam
Tổng số bài gửi : 106
From : GREAT HEAVEN
Hobbies : MONEY
Registration date : 16/08/2008

CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! Empty
Bài gửiTiêu đề: DI LE PHAT   CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! Icon_minitimeSun Mar 06, 2011 9:20 pm



ĐẾN CHUA LỄ PHÂT THẾ NÀO CHO ĐÚNG


CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! 2007-9-16_lantauBuddha

1) Ý nghĩa
Chùa là nơi thờ Phật, cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng công cộng của người Việt Nam từ xưa tới nay.
Theo phong tục cổ truyền: Mọi người Việt Nam trong các ngày Rằm, mồng Một, ngày Lễ Tết, cùng những ngày có việc hệ trọng, thường đến Chùa lễ Phật với tấm lòng thành cầu khấn nhờ nghiệp lực vô biên của Phật, của chư vị Bồ Tát, Hiền Thánh mà được thiện duyên, gặp may cầu cho được: mạnh khoẻ, sống lâu, tai qua, nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, có con nối dõi, yên vui thân mệnh, gia đình hoà thuận, hạnh phúc an khang, thế giới hoà bình, văn minh xã hội và ngoài ra không chỉ cầu cho người sống, mà còn cầu cho vong linh của người thân ở thế giới bên kia được siêu sinh Tịnh độ… Ước vọng chính đáng ấy được thể hiện qua các bài văn khấn.
2) Sắm lễ
Việc sửa soạn đi lễ Chùa, sắm lễ vật để đi lễ Chùa đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ là:
- Đến dâng hương tại các Chùa chỉ được sắm các lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả…
Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực Chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi Chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông - Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.
- Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng lễ Phật tại Chùa, nếu có sửa lễ này thì chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.
- Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát và cả tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Mà tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại Chùa.
- Hoa tươi lễ Phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại…
- Trước ngày dâng hương Lễ Phật ở Chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện…
- Tại Chùa, cứ đến rằm tháng Bảy thì mọi người sắm sửa lễ vật đến cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất, thậm chí cho cả cô hồn. Vào tiết này, sắm thêm lễ vật đặc trưng: đồ hàng mã chế tác theo hình vật dụng thường ngày: mũ, áo, xe cộ… nhưng chớ có sắm sửa các hình nhân thế mạng. Ngoài ra còn có lễ vật cúng chúng sinh: cháo lá đa, ngôi, bánh đa, khoai… Tất cả dâng đặt ở bàn thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.
Riêng với các trường hợp “bán khoán” hay làm lễ “cầu siêu” thì cần phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn cụ thể của vị Tăng trụ tại Chùa.
3) Đến Chùa hành lễ cần theo thứ tự như sau:
1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.
2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Chúa xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.
3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu Chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)
5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.
Nguồn: Cẩm nang gia đình



CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! Images?q=tbn:ANd9GcSHJmIDduaB8T3RMGvXIrigwGJGwULcj0hKrQmX_MofzWlYwADR
Về Đầu Trang Go down
http://q9a1-thanglong.friendhood.net
guest
Khách viếng thăm
Anonymous



CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! Empty
Bài gửiTiêu đề: 8-3-2011   CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! Icon_minitimeSun Mar 06, 2011 9:34 pm



Cám ơn Mẹ, đã sinh ra con và nuôi dưỡng con cho đến ngày trưởng thành. Cám ơn Mẹ, về những tháng ngày nhọc nhằn đã làm lưng Mẹ còng xuống, đôi mắt mẹ thâm quầng vì những đêm không ngủ, về những nỗi buồn lo mà Mẹ đã từng âm thầm chịu đựng suốt hơn 30 năm qua....Con chúc Mẹ của con mỗi ngày đều vui vẻ và sống khỏe, con yêu Mẹ nhiều.

CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! Cd39vulan1

Gửi em My Au....!!! Tôi thấy thật có lỗi khi 8/3 mà không thể hiện gì cho em. Tôi thật kém cỏi em nhỉ, nhưng sự thực giờ tôi không biết nên hành động thế nào cho đúng cả.

Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ -
Vô duyên đối diện bất tương phùng.


Tôi chỉ có trái tim chân thành dành cho em, mac du bay gio em da co chong con rui....!!! Sorry I love You...

CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! Hoaaaaaaa-300x300

Chúc mừng ngày 8/3, chúc các bà, các mẹ, chị, các bạn gái và các em gái mạnh khoẻ, hạnh phúc. Chúc các bạn gái ngày càng xinh đẹp, gặt hái được nhiều thành công trong công việc, học tập. Chúc những bạn gái có nhiều niềm vui và nhận được nhiều lời yêu thương ngọt ngào từ người yêu của mình

CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! 8-3
Về Đầu Trang Go down
honey
Khách viếng thăm
Anonymous



CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! Empty
Bài gửiTiêu đề: WOMEN !!!   CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! Icon_minitimeSun Mar 06, 2011 9:49 pm

Đo chiều sâu tâm hồn một người phụ nữ


Cái gì cũng cố tình tìm hiểu, muốn phải minh bạch, mà cuộc đời đâu phải cái gì cũng lý giải được, vậy là khi không lý giải được họ ngồi 'buồn mà không hiểu vì sao tôi buồn' .

Tình yêu giới tính - Cẩm nang yêu cho mọi phụ nữ.

Thử tưởng tượng một ngày trên thế giới không có phụ nữ, ai sẽ mang lại những tuyệt vời và cả… những rắc rối cho cuộc sống này?

Tưởng tượng rồi tìm hoài không gặp

Một cô gái thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ từ nhỏ, cô khó khăn trong việc tìm kiếm người bạn đời. Khi có được cơ hội, cô bấu chặt vào người đó, loay hoay trong bi kịch với người đó, bất kể người đàn ông đó tốt hay xấu, yêu cô hay không. Cô khóc, đau khổ, chia tay năm lần bảy lượt nhưng vẫn không thôi yêu thương người đó, vì sao? Vì cơn “đói khát” tình cảm, sự thiếu thốn tình yêu thương từ trong vô thức của người phụ nữ thì không ai, không điều gì có thể bù đắp nổi cho họ. Chính đó là nguyên nhân của những rắc rối, bất hạnh, vì lúc nào cô cũng muốn sở hữu một người đàn ông với nguyên vẹn những gì mà trong đầu cô muốn.

Chính sự mơ mộng lãng mạn, đôi khi tự huyễn hoặc, thiếu căn cớ đã khiến họ xây riêng cho mình những ước muốn thầm kín, và tìm… tìm hoài không gặp.

Yêu... ra mặt

Đây là điều mà những người đàn ông ngại nhất khi có quan hệ với một người phụ nữ. Vốn đàn ông sợ ràng buộc, sợ mất tự do, sợ dư luận… mà khi đã dính líu tình cảm với một cô gái, khỏi cần “thông cáo báo chí”, chuyện tình của họ sẽ được loan tin khắp thành phố. Vì khi người phụ nữ yêu, họ hân hoan và tự hào về tình yêu của họ nên muốn chia sẻ với mọi người, nhất là ngôn ngữ cử chỉ, khi một cô gái có quan hệ với người con trai, những cử chỉ thân mật âu yếm của họ tố cáo mối quan hệ của họ, mà bất cứ ai nhìn vào cũng dễ dàng biết.

Bên cạnh đó, tâm lý khao khát được thừa nhận, được “danh chánh ngôn thuận”, được sở hữu tình cảm, được loại bỏ đối thủ, được an toàn bằng hôn lễ của người phụ nữ, cũng làm cho họ muốn công khai mối quan hệ trước công chúng.



Tâm hồn phụ nữ nhạy cảm và dễ tổn thương.

Không hiểu vì sao tôi buồn

Phụ nữ là “giống cái” và là động vật cao cấp phức tạp nhất, cái gì cũng cố tình tìm hiểu, muốn phải minh bạch… mà cuộc đời đâu phải cái gì cũng lý giải được, vậy là khi không lý giải được họ ngồi buồn... Nhiều người đàn ông thắc mắc, họ nói phụ nữ như thời tiết, có thể thoắt vui chợt buồn, thoắt hạnh phúc đã khổ đau, vừa yêu thương nồng nàn lại có thể lạnh lùng xa cách?

Thật khó để diễn giải cho đàn ông hiểu và chấp nhận, bởi vì phụ nữ vốn tư duy cảm xúc, họ được cấu thành tâm lý theo kiểu duy cảm, bị cảm xúc chi phối rất nhiều, họ ít khi quyết định điều gì bằng logic hay lý trí, kể cả những quyết định quan trọng trong đời.

Nói và phải có người lắng nghe

Điều này có lẽ… ai cũng biết. Phụ nữ nói khoảng 20.000 từ/ngày, gấp ba lần nam. Đối với phụ nữ, việc chia sẻ buồn vui với “nửa kia” là vô cùng quan trọng, họ có nhu cầu được lắng nghe, được xả ra, vì dễ bị dồn nén cảm xúc, khi được lắng nghe họ cảm thấy hạnh phúc, rất dễ thiện cảm và yêu thương người nào lắng nghe họ. Nhưng cuộc sống thường không có nhiều người biết lắng nghe và chịu lắng nghe, nhất là các ông chồng, đàn ông thường không đủ kiên nhẫn để nghe hết những điều phụ nữ nói. Đây là biểu hiện tâm lý mà phụ nữ thấy đáng ghét nhất ở đàn ông.

Dễ bị gặp đàn ông… đểu

Bí mật của sự hấp dẫn đó ở đàn ông nằm ở ba đặc điểm tính cách như: sự kiêu ngạo về bản thân, tính hung hăng, bốc đồng, ưa mạo hiểm và bản chất lừa dối hay lợi dụng người khác. Nhà khoa học Peter Jonason tại đại học New Mexico, Mỹ yêu cầu 200 sinh viên làm một bài kiểm tra để tính chỉ số về “bộ ba tính cách đen tối” của đàn ông. Kết quả những anh chàng có chỉ số cao về bộ ba tính cách đó thì có nhiều bạn tình hơn.

Vì sao phụ nữ, sinh vật khôn ngoan nhất nhì hành tinh lại rơi vào “bẫy tình” như vậy? Bí mật tuyệt vời của tạo hoá là âm luôn tìm đến dương, sự yếu đuối luôn khao khát cái mạnh mẽ… với bản chất tâm lý có tính bản năng giống loài ở phụ nữ là sinh con, vì vậy họ luôn tìm kiếm giống đực mạnh mẽ, họ tin những đàn ông này có sức mạnh nam tính, có khả năng cho họ những đứa con khoẻ mạnh và là chỗ dựa vững chắc cho cuộc đời họ.

Linh hồn của mái ấm

Vì nhu cầu yêu thương và tận hiến yêu thương, hy sinh cho người khác là một thôi thúc bản năng của giống cái, sự chăm sóc, chu toàn mọi việc, từ góc bếp, họ sáng tạo ra bữa cơm gia đình thấm đẫm tình yêu thương và kỷ niệm, những món ăn đã đi vào ký ức, trở thành hoài niệm của những đứa con khi xa nhà. Phụ nữ là người tạo ra những bầu không khí đầm ấm, sum họp, thử tưởng tượng vào dịp lễ tết, giỗ chạp mà nhà không có bàn tay thu vén của phụ nữ sẽ trống vắng, cô đơn và bối rối thế nào?

Khi gia đình có bất kỳ biến cố nào, người phụ nữ là người chịu đựng, giải quyết, chở che, lo lắng chăm sóc, bằng một sự dịu dàng, êm ái, họ thiếu quyết đoán, dễ tin yêu, chăm chỉ làm mọi việc, nhưng họ có khả năng hoá giải mọi xung khắc trong gia đình, biến không thể thành có thể.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI !!!   CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI  !!! Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
CHUC MUNG CAC BA ME, CAC BAN GAI !!!
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» HAPPY NEW YEAR 2011 !!!
» PARTY CUA LOP A1 NAM 2009......!!!!! Phan 02

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Q9A1-THANGLONG-UNIVERSITY :: NƠI CHÚNG TA TRAO ĐÔI THÔNG TIN-
Chuyển đến